Recent Articles
Showing posts 1 - 25 of 153.
View more »
|
Articles
Les trois grandes époques de l’humanité - Ba thời đại lớn của nhân loại
Về già
Về già là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần. * Về già là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa. * Về già là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim, tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa. * Về già là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không? * Về già là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý. * Về già là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc... Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có thể đến lúc gần lúc cuối đời ta mới nhận ra được điều đó. |
Những niềm đau khó tả !
![]() Những niềm đau khó tả Hà Mai Kim Tôi viết văn không giỏi. Còn nhớ khi xưa, mỗi lần bài luận của tôi được thầy chấm 10/20 là tôi mừng rơn. Tôi te te mang về khoe Mẹ, coi như đã lập một thành tích đáng kể. Bà xoa đầu tôi khen: Con trai của Mẹ viết hay quá! Còn đa số các bài luận khác thường dưới trung bình.. 7/20 hoặc 8/20. Theo lối chấm điểm bây giờ là –C hay +D? Có thể E không chừng. Tôi cũng chẳng biết nữa.. Đại khái như vậy. Thầy dạy Việt Văn tôi khi gặp một bài luận hay nào đó, vui ra mặt và thường đọc rổn rảng cho cả lớp nghe. Đã bao lần tôi thầm mơ ước một ngày đẹp trời nào đó bài tôi viết được hân hạnh ông để mắt xanh tới. Chẳng phải vì tôi háo danh mà vì tôi muốn..”lấy le “ với cô bạn bé nhỏ cùng lớp mà tôi có rất nhiều cảm tình. Than ôi, đó chỉ là cái mộng mà tôi chưa bao giờ thực hiện được. Tôi vào đề hơi dài, xin bạn đọc kiên nhẫn vì như tôi viết ở trên, nỗi đau khó tả nên đôi khi phải dài dòng. Nếu tôi vắn tắt thì e không thổ lộ được hết “ bầu tâm sự ”. Và nỗi đau còn đó. Chúng sẽ dai dẳng theo tôi cho đến bao giờ ??? Nếu được bạn đọc chia sẻ thì tôi nghĩ sẽ …bớt đi. 30 tháng tư năm 1975 là ngày người Việt Nam- Bắc cũng như Nam- không bao giờ quên. Và ngay ông đại sứ Mỹ tên Graham Martin không phải là người Việt cũng cũng quên không nổi. Quên làm sao được? Hôm đó, ông trèo lên sân thượng, và không theo bất cứ một nghi thức ngoại giao nào, ông kéo vội lá cờ hiệp chủng quốc xuống, nhét đại vào cái sac, đeo lên vai rồi nhảy phóc lên trực thăng bay một mạch ra đệ thất hạm đội đang bỏ neo ngoài khơi. Ông mà chậm chân, chúng vồ được thì vỡ nợ. Chúng sẽ không dám giết ông, sẽ không gửi ông đi trại cải tạo, và có lẽ cũng không bắt ông viết bản tự khai (!) nhưng vô số phiền phức sẽ chờ ông. Tổng thống Ford sẽ điện thoại cho Henry Kissinger-cái thằng cha mũi khoằm, đeo kính cận, gốc Do Thái- chắc đọc giả còn nhớ- tức tốc bay đi Bắc Kinh, năn nỉ Trung Cộng ra lệnh cho đàn em Hà Nội thả ông ra. Sau cùng thì ông cũng sẽ được trở về Mỹ, tơi tả như chiếc mền rách, tóc bạc phơ…. Đoạn này người viết tưởng tượng nhưng chắc không xa sự thật lắm đâu. Còn lá cờ hiệp chủng quốc, đã từng bay phất phới tại Saigon suốt bao nhiêu năm trường trên nóc toà đại sứ Mỹ, không biết Tòa Bạch Ốc có giữ lại làm..” kỷ niệm, “ dù là kỷ niệm đau thương?? Cũng ngày này, quân Bắc Việt lái xe tăng làm sập cánh cửa sắt Dinh Độc Lập, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hoà. Một quân đội hùng mạnh nhất Đông Nam Á tan tác như bọt bèo không đầy 50 ngày..( 10-3-75 cho tới 30- 4-75). Hơn một triệu quân nhân các cấp, công chức, cán bộ xếp hàng ngoan ngoãn đi học tập. Nói học tập cho ..văn hoa chứ thật ra đi… tù. Tất cả chỉ vì bị đồng minh quý mến bỏ rơi, không thương tiếc, không hối hận. Quân Bắc Việt tràn ngập miền Nam. Người Saigon chạy ra nhận họ và người Bắc… nhận hàng. Quân chiến thắng tha hồ vơ vét. Nghe nói khi vào bộ Giáo Dục, chúng lấy từ cục tẩy, cái bút chì, bút Bic đến cái thước, xấp giấy trắng. Lấy tuốt luốt. Chúng không tha một cái gì. Vì cái gì chúng cũng thiếu. Radio, cassette, đồng hồ hai cửa sổ, quạt máy, xe đạp, xe gắn máy( Honda, Suzuki v v) thì chúng mê lắm. Chúng chất đầy lên xe camion, chở về Bắc. Các cán bộ thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tuy bất bình nhưng ở trong thế yếu đành im lặng đưa mắt nhìn. Bộ đội Việt Cộng mặt mày xanh mét vì thiếu ăn. Chúng ngơ ngơ ngáo ngáo như Mán rừng về tỉnh. Người Saigon thân tặng chúng danh hiệu: cán ngố. Đám cán ngố thấy gì cũng lạ mắt. Đường phố rộng rãi. Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ. Cây cối thẳng băng. Các cao ốc trên đường Nguyễn Huệ, chúng nhìn hoài không chán. Có một chuyện cười ra nước mắt: ba lính bộ đội khoác tay nhau đi chơi. Chúng không dám đi chơi lẻ, sợ bị sơi tái. Thấy một người đàn ông lớn tuổi đúng một chỗ, ngẩng mặt lên trời khá lâu. Chúng cũng nhìn lên: chẳng thấy gì. Ba bốn bộ đội khác tò mò cũng ngẩng mặt nhìn theo. Không có gì lạ. Rồi vài tên nữa. Sau cùng chúng hỏi người đàn ông lớn tuổi: -Ông nhìn cái gì vậy ? -Ơ hơ! Kỳ chưa ? Tôi có nhìn gì đâu? Tôi bị chảy máu cam ! ……Các văn sĩ, nghệ sĩ, các phóng viên nhà báo, các nhạc sĩ v v nói tóm lại giới viết lách miền Bắc ( lách nhiều hơn viết!!) rất ngạc nhiên thấy người Nam dùng hai chữ: Nâng bi và bồi bút. Họ phàn nàn: những cụm từ này “ Rất khó nghe” và không hiểu gì.. Người viết xin được làm sáng tỏ .Trước hết : 1. Nâng bi. (lưu ý nữ đọc giả: đoạn văn sau đây hơi tục tĩu. ) Cứ tưởng tượng một người ăn mặc đàng hoàng, quỳ một chân, lưng hơi cúi xuống, đầu nghiêng nhẹ về một bên, tay trái buông thõng, tay phải nắm lại, hay ngón tay - ngón trỏ và ngón giữa thành chữ V- đưa ra. Mắt anh ta nhìn thẳng, môi hơi mím, tuyệt đối không được cười để tỏ vẻ nghiêm túc. Anh nhè nhẹ nâng hai hòn bi của người mà anh muốn kiếm điểm. Hành động này, tôi không biết nó làm người đối diện sảng khoái, thú vị đến mức nào chứ riêng tôi, tôi thấy quá nhột. Hai hòn bi, Trời sinh ra, nặng nề gì mà phải nâng ? Cứ để nguyên như vậy đã chết ai? Tôi xin thề là tôi chưa nâng bi ai. Và cũng chẳng ai nâng bi tôi. Để chứng minh điều này, tôi xin đôi dòng nói qua về tôi. (Cái tôi đáng ghét: le moi est haissable !!!). Sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tôi cầm sự vụ lệnh về trình diện tiểu khu Chương thiện. Thú thật mà nói, tôi không mấy “ hăng say ” (1) vì nơi đây đang có những cuộc giao tranh rất ác liệt. Xin bạn đọc thông cảm: Chẳng phải tôi nhát gan mà vì … hay ho gì chuyện đánh đấm !!! Phòng Một tiểu khu gửi tôi về…giữ đồn Chà Là. Và chức vụ mới nhất của tôi là..Trưởng Đồn. Đồn này nằm giữa U Minh Thượng, sát với ranh giới tỉnh Cà Mâu. Trước đồn là con sông nhỏ, không có tên. Chắc là một chi nhánh của sông Cửu Long. Quý vị có thể mở bản đồ vùng IV ra để kiểm chứng. Năm thì mười hoạ mới có một ghe hàng đi ngang để bán đủ thứ: gạo, nước mắm, mì gói, thực phẩm khô,aspirine,thuốc lá v v.Cũng có thể họ bán tờ báo…ba bốn tuần trước! Mua thì mua. Không mua thì thôi! Không có đường bộ nên vắng bóng xe đò. Chung quanh đồn toàn là rừng chàm, nưóc phèn ngập trên mắt cá. Đôi khi chán nản, tôi ngước mắt nhìn trời: trời quen. Nhìn xuống đất: đất lạ. Y chang bài hát “ Kẻ ở miền xa”: của Trúc Phương mà Duy Khánh vẫn nghêu ngao hát trên radio: "Trời quen đất lạ, Nhiều đông lắm hạ nối tiếp đi qua. Thiếu bóng đàn bà !! " Rừng chàm và…du kích. Chàm mọc san sát. Du kích nhiều ,lúc ẩn lúc hiện, như ma chơi. Toàn những thứ tôi…không thích. Quân số trong đồn, cả lính lẫn quan, được năm mươi người. Vợ con lính không kể. Lúc hữu sự 50 tay súng này sẽ quyết tử bảo vệ đồn. Chúng tôi phải hiểu là chúng tôi đang sống trong cái rọ vì gần như bị cô lập. Không khéo là toi mạng. Một phát súng bắn sẻ của địch là nhẩy lên bàn thờ ngồi ngắm gà cởi truồng. Phải tự lực mưu sinh. Không trông chờ vào ai. Nếu chúng tôi bị tấn công, Tiểu khu sẽ gửi quân tiếp viện, lẽ dĩ nhiên, nhưng chỉ đến để …nhặt xác mà thôi. Hẻo lánh quá mà !! Quan lớn quan bé chẳng có ma nào tới thăm. Họ cũng có lý của họ. Đến nơi khỉ ho cò gáy này thì ăn cái dải rút gì? Do đó, tôi không nâng bi ai. Và cũng chẳng ai nâng bi tôi. Phẻ re !! Sang Mỹ, tôi làm trong phòng khảo cứu ( research lab). Một mình một lab. Công ty dược phẩm tôi làm khá nổi tiếng: The Upjohn Company với thuốc Lincocin, Solu-cortef,Depo-provera. v v. Hãng này về sau sát nhập với Pfizer và Pfizer trở thành hãng thuốc lớn nhất thế giới. Nó lớn thì tôi nói lớn. Tin hay không, tùy. Khoác lác và nịnh bợ chắc chắn không có tôi. Tôi rất mê công việc: cả ngày cặm cụi pha chế thuốc, theo đúng procedure. Chiều về bỏ thuốc lên máy, cho chạy suốt đêm.. Sáng hôm sau vào sớm coi kết quả. Cũng hồi hộp lắm. Đi sớm về trễ, mê mẩn công việc đúng là tôi chẳng giống ai. Vợ tôi dễ tính, không phiền hà gì. Nói tóm lại ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, tôi chẳng nâng bất cứ một kẻ nào. Và quý đọc giả chắc đã hiểu: nâng bi là nịnh bợ. 2. Bồi bút Còn bồi bút ?? Boy , tiếng Anh là con trai. Cowboy là những người coi bò. Nếu là con gái người ta gọi là cow girl. Nhưng khi sang Việt Nam thì chữ boy đổi nghĩa. Cao bồi tương đương với du đãng, côn đồ. Làm bồi có nghĩa là hầu hạ. Ta có câu: bồi bếp. Người làm việc trong tiệm ăn gọi là bồi. Bồi bút là..hầu hạ, nịnh bợ bằng ngòi bút. Sau đây là niềm đau thứ nhất của tôi. Niềm đau thứ nhất Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn kim Thành, sanh ngày 4 tháng 10 năm 1920. Đây là theo internet. Còn ngày sinh thật của ông, chỉ có Trời biết. Hay bà mẹ ruột ông biết, nếu bà còn sống. Người Cộng Sản vẫn nổi tiếng là trí trá, gian dối. Khó tin lắm. Công bằng mà nói, thơ Tố Hữu rất hay. Nhưng chỉ lúc đầu. Về sau không biết có phải vì lệnh Đảng quá khắt khe hay vì lớn tuổi, ông trở thành lú lẫn. Ông đề cao Xít-ta-lin quá mức. Ông viết Yêu cách mấy khi nghe con tập nói: Tiếng đầu lòng con gọi Xit-ta-lin Trời đất, Chúa Phật ơi !!! Có thể như vậy được chăng ? Đứa con khi mới tập nói bao giờ cũng bập bẹ: Ba má.Tiếng tây thì gọi papa, maman. Tiếng Mỹ thì gọi Mom, Dad. Đằng này chú bé của Tố Hữu chơi ngay chữ Xit-ta-Lin. Ai mà tin cho được ?? Tôi có thể khẳng định rằng Tố Hữu đi quá xa. Tôi dám lấy sanh mạng tôi để cá cược rằng nhà thơ này đã khoác lác một cách vô tôi vạ. Trong lịch sử loài người, bất cứ dưới thời đại nào, bất cứ ở đâu trên trái đất này, không một đứa trẻ nào lại nói câu đầu tiên : Xít-ta-lin. Xít-ta-lin là thằng cha căng chú kiết nào ?? Ông ta ở đâu? Có bế bé bao giờ chưa mà nó phải nói:Xit-ta-lin? Và Tố Hữu có biết trên thực tế Xít-ta-lin là tên đồ tể đã giết hại hàng triệu người? Bên Nga Sô, các tượng Xit-ta-lin đã bị đốn ngã. Thế rồi khi được tin tên đồ tể này về bên kia thế giới, Tố Hữu khóc rống lên: Làng trên xóm dưới xôn xao … Làm sao, ông đã làm sao mất rồi? Ông Xít-ta-lin hỡi, ông Xít-ta-lin ơi Hỏi ông, ông mất, đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương ông, thương mười !! Người người đều tự hỏi: khi được tin bố ruột mình chết, liệu Tố Hữu chết, có khóc não nề được như vậy không ? Câu trả lời: đương nhiên là không. Tài nịnh bợ và dối trá của ông làm các đọc giả đỏ mặt vì xấu hổ. Chỉ có những người da mặt dày như da trâu, những kẻ kém hiểu biết, những kẻ vô học mới dửng dưng. Tiện đây cũng xin nhắn nhủ quý vị lãnh đạo đất nước (Ông Tổng Bí Thư đảng, Ông Chủ Tịch Nhà Nước, ông Chủ Tịch Quốc Hội): Cai trị là tiên liệu. Các ông Vladimir Putin,( Nga Sô), Tập Cận Bình ( Trung Công) , Castro( Cuba), Kim jong Un( Bắc Triều Tiên) là những nhân vật Cộng Sản rất nổi tiếng. Họ già cũng có, trẻ cũng có. Sống chết bất thường nên họ có thể quay đơ ra chết vì … trúng gió. Hay lý do nào khác. Rồi tại quê nhà lại có bài thơ khóc họ như Tố Hữu đã từng khóc Xít-ta-lin? Để tránh cảnh dở khóc dở cười này, xin quý ra ngay thông cáo: Tuyệt đố cấm không được tâng bốc quá mức. Tên văn nô bồi bút nào vi phạm sẽ bị…thiến. Xong. Tôi cam đoan sẽ êm ru bà rù. …..Một hôm Lê Duẫn có công việc phải công du nước Nga. Ông mang theo Tố Hữu để khoe một nhà thơ thiên tài. Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Nga hồi đó là ông Mikhail Gorbachev. Trong buổi tiếp tân, Ông Gorbachev tươi cười đón chào mọi người. Tố Hữu chắc mẩm mình sẽ là cái đinh của buổi tiệc nhờ bài thơ rất nổi tiếng khóc Xít-ta-lin. Ông sẽ tả oán là đã phải thức trắng nhiều đêm, tốn bao công lao, xuống mấy kí lô mới hoàn tất được bài thơ để đời này. Sau khi bắt tay xong, Gorbachev tươi cười hỏi nhà thơ: -Ông đã gặp Xít-ta-lin lần nào chưa ? -Dạ chưa. Nụ cười tắt ngủm trên môi Gorbachev. Ông ta thản nhiên quay sang nói chuyện với những người khác. Và tuyệt nhiên không thèm nhìn nhà thơ của chúng ta lần thứ hai. Phải hiểu ngầm ông chửi trong bụng; ….Mẹ !! Chưa gặp mặt mà đã bày đặt bốc thơm tùm lum. Đồ vô liêm sỉ...(2) Khỏi nói cũng biết mặt Tố Hữu tái đi. Ông hụt hẫng. Ông thấy mình vô duyên. Ông chẳng là cái thớ gì. Đúng là công dã tràng. Và ông cảm thấy mình nhỏ bé lại Gorbachev đã cố tình hỏi đểu vì ông biết rõ nhà thơ bồi bút này chưa bao giờ gặp Xit-ta-lin Tôi không bà con thân thích gì với Ông Nguyễn Kim Thanh Tố Hữu. Cũng chẳng dây mơ rễ má xa gần gì với ông. Nhưng ông bị cú đau quá. Và tôi cũng là người Việt nên bị đau lây… Nỗi đau thứ hai Bây giờ đến nỗi đau khác. Nỗi đau này do Cao Kỳ (nhông) gây ra. Xin nói ngay chuyện Cao Kỳ(nhông) dài lắm, không thua gì chuyện Nhân Dân Tự Vệ khi xưa. Tôi không đủ can đảm viết hết. Và quý vị đọc giả cũng chẳng có thì giờ đọc. Vậy tôi xin tóm tắt tối đa. Kỳ có bằng CEPCI, viết tắt của chữ Certificat d’Études Primaires Complémentaires Indochinoises. Lên trung học, học thêm hai ba năm gì đó cùng với ông anh họ tôi, tên Hà Mai T. Tiếng Pháp hai người viết và nói khá rành nên khi rủ nhau đi đăng lính cho Tây, được thâu nhận ngay . Sau một thời gian huấn luyện, cả hai được gửi sang Marrakech( Maroc- một nước thuộc địa của Pháp bên Phi Châu) để theo lớp đào tạo phi công. Lúc ra trường, họ mang lon thiếu úy. Về nước, họ được trọng dụng. Đi đâu cũng kính nể vì họ..học bên Tây về(!) Mấy năm sau, hai người cùng đeo lon trung úy rồi đại úy. Chỉ tiếc ông anh họ tôi vắn số, chưa được một năm sau thì ông bị bạo bệnh chết. Trong khi đó, Kỳ như diều gặp gió lên vùn vụt. Hết đảo chính rồi chỉnh lý rồi lại tái đảo chính. Quay đi quay lại, Kỳ đeo sao ở cổ, trở thành Tư Lệnh Không Quân. Rồi sau cuộc Chỉnh Lý chớp nhoáng, giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, quyền hành vô biên. Chức vụ sau cùng của Kỳ là Phó Tổng Thống. Kỳ có tật mê gái. Điều này không lạ vì thằng đàn ông nào chẳng mắc tật này, trừ phi hắn ta …bất lực hay đồng tình luyến ái!! Kỳ mê một cô tiếp viên hàng không, tên Đặng Tuyết M. Cô này nguyên là một nữ sinh học trường tây trên Đalat- Lycée Yersin. Khi gần ra trường, thấy Hàng Không Việt Nam tuyển nữ tiếp viên( hotesse de l’air), cô nộp đơn thử thời vận vì thi vào cũng gian nan lắm. Nhờ thông thạo Pháp văn lại có sắc đẹp hơn người, cô trúng tuyển. Cô đành bỏ học để trở thành tiếp viên hàng không. Vừa mới thấy cô, Kỳ tá hỏa.. Kỳ bị tiếng sét ái tình phạng ngang tai!!. Anh ta quyết tâm chiếm tim người đẹp. Thấy cô ở khách sạn, anh giả làm bồi bàn mang thức ăn sáng cho cô. Khi biết được sự thật,cô tiếp viên hàng không cảm động lắm. Gái mới lớn mà !!! Như đã nói ở trên, khi mê gái, đàn ông có những hành động “không giống ai “. Giả làm bồi bàn, chấp nhận được. Nhưng khi Kỳ lấy trực thăng, chở cô bồ lên tít trên trời cao để uống nước trà, ăn bánh Trung Thu và ngắm trăng thì rõ ràng Kỳ đi đã quá xa. Người ta gọi hành động này là ngông cuồng. Thật ra, nói VÔ TRÁCH NHIỆM, NGU XUẨN đúng hơn. Nếu ở bên Mỹ, Kỳ sẽ phải ra toà, mang tội lạm dụng quyền thế và phá hoại công quỹ. Tội này phải vào tù đếm cả chục cuốn lịch. Kỳ có biết chăng tiền máy bay trực thăng Kỳ đang lái với tiền săng nhớt là do tiền thuế của dân Mỹ đóng góp. Lấy tiền người khác để bao gái, người có chút liêm sỉ không bao giờ làm. Có lần Kỳ đi công tác về thì máy bay cô bạn gái mới cất cánh. Kỳ tức tốc lấy phản lực đuổi theo để nhìn thấy người đẹp. Hành khách trên Air Viêt Nam hoảng hốt, năn nỉ cô ra cửa sổ cho Kỳ nhìn tí diện cho đỡ nhớ nếu không cơn điên hắn nổi lên, hai máy bay đụng nhau, chết cả lũ. Lần này phải dùng tĩnh từ ĐẠI NGU mới chính xác !! Trước năm 75, Kỳ rất khoái trá với biệt danh Tướng râu kẽm. Biệt danh này do quân nhân thuộc hạ thân tặng với ít nhiều khâm phục, vì đã có lần Kỳ hướng dẫn một phi đoàn bay ra Hà Nội bỏ bom. Ta phải hiểu Kỳ chống Cộng tối đa. Nhưng khi sang Mỹ, biệt danh này đổi thành “Kỳ nhông “ vì Kỳ đã đổi hướng, theo Việt Cộng. Kỳ trở về Việt Nam để o bế Việt Cộng. Con kỳ nhông hay đổi màu da cùng với màu sắc lá cây để dễ trốn tránh. Kỳ đổi hướng đi để cố tìm chút hão danh còn sót lại. Đúng là nhổ rồi lại liếm. Mới đầu Hà Nội có đón tiếp Kỳ khá trọng thể để che mắt thiên hạ. Đây chỉ là trò bịp bợm, để chứng tỏ với mọi người “ chúng tôi đang hoà giải, hoà hiệp với tất cả các tầng lớp..". Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng phế bỏ Kỳ như chiếc chiếc xe cũ bị quăng vào nghĩa địa xe. Kỳ mướn người viết hồi ký vì sức học của Kỳ có là bao! Kỳ tự nhận mình là đứa con cầu tự . Và tên siêu bồi bút nào đó dịch sang tiếng pháp là: le fils du Bouddha !! Con của Phật !!! Hết nước nói. Kiêu ngạo đến cùng cực !!! Ở bên Pháp, một hôm, nhà báo nọ hỏi tướng De Gaulle: - Ngài nghĩ gì về Kỳ ? ( Que pensez-vous de Ky?) De Gaulle hỏi lại: - Kỳ là ai? (Qui est Kỳ ?) Người viết đã dịch một cách lịch sự: Kỳ là ai? Thật ra phải nói ” Kỳ là thằng Đ.. nào”? mới đúng. De Gaulle thâm độc lắm. Ông vẫn thường nói: Bị chửi rủa đôi khi còn dễ chịu hơn là bị làm lơ.(3).Nay ông có dịp áp dụng lý thuyết của ông. Ông còn lạ gì Kỳ nhưng ông giả đò không biết. Hỏi như vậy tức ông chửi cha Kỳ. Câu hỏi của ông là một chưởng thật ác độc làm Kỳ đau quằn quại, rên siết. Từ tư dinh tại Tân Sân Nhứt, Kỳ gầm lên: Kỳ là một tướng trẻ hơn De Gaule!! Kỳ có vợ đẹp hơn vợ de Gaulle. Kỳ biết làm thơ (!!!) tán vợ.. Vô ích. Những tiếng la hét đó, chẳng ai thèm nghe. Y hệt tiếng la ngoài sa mạc. Không một tiếng vang. Thế giới coi thường Kỳ. Công tâm mà nói, Kỳ chỉ là một tên hề vô duyên, không hơn không kém Đến đây, tôi xin chép lại câu tôi viết ở đoạn trên: Tôi không bà con thân thích gì với Ông Nguyễn cao Kỳ Nhông. Cũng chẳng dây mơ rễ má xa gần gì với ông. Nhưng ông bị cú đau quá. Và tôi cũng là người Việt nên bị đau lây. Nỗi đau thứ ba Đó là chuyện cũ. Mới đây, báo chí Nhật làm rùm beng về vụ Cảnh sát phi trường Narita bắt quả tang một phi công và mấy cô tiếp viên Việt Nam buôn lậu. Chuyện chưa ngã ngũ ra sao thì cảnh sát Nhật lại quay video được khách hàng cũng Việt Nam ăn cắp đồ trong siêu thị. Họa vô đơn chí. Toàn những tin tôi không muốn nghe. Sau khi điều tra, người ta được biết các phi công mua đồ độc theo lệnh của xếp lớn. Còn các cô tiếp viên? - Chúng em phải bỏ ra một số tiền khá nhiều để xin được công việc này. Tiền hối lộ ấy mà. Chúng em không có tiền nên phải đi vay. Nay tìm cách kiếm thêm để trả nợ. Đồng lương chỉ đủ ăn. Trả nợ không đúng hẹn, chúng siết nhà, siết xe và đôi khi tính mạng còn bị đe dọa. Xã hội đen ghê lắm. Nghe lời khai mà muốn bật khóc. Thì ra vậy. Rốt cuộc chỉ có mấy ông lớn là béo bở. Lỗi tại ai? Trên ăn bẩn dưới cũng ăn bẩn. Chúng ta cùng ăn bẩn. Trên bảo, dưới .. điếu nghe. Cái vòng luẩn quẩn, không có lối thoát. Những người có lòng với đất nước lạng quạng bị nhốt vào tù. Các bloggers , các nhà báo chân chính bị canh chừng như có án treo. Những siêu thị bị người Việt ăn cắp có treo bảng : “Tuyệt đối không được ăn cắp” !! và “ Ăn cắp xấu lắm.” Các bảng này VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT. Tôi được đọc trên internet. Mắt tôi mờ đi. Người tôi run lên. Trời cao đất dày ơi, còn nỗi đau nào hơn?? Tôi đau vì tôi là người Việt Nỗi đau thứ tư Hè này chúng tôi định đi Nhật chơi. Thật ra chúng tôi chẳng giàu sang gì. Đời sống bên Nhật rất đắt đỏ. Số là chúng tôi có một anh bạn người Nhật. Cách đây hơn 30 năm, anh học cùng lớp với bà xã tôi ở WMU. Anh thấy bà xã tôi người Á Đông lớn tuổi, lai hiền hoà nên anh coi như chị, cuối tuần thường đến chúng tôi ăn cơm. Sau bốn năm, hai người cùng ra trường. Về nước anh có một chỗ đứng khá vững và bây giờ anh có ý mời chúng tôi qua chơi. Nếu không có vụ buôn lậu của ông phi công và mấy cô tiếp viên nọ thì chúng tôi đã đi rồi. Nay chuyện vỡ lở. Tôi muốn từ chối. Nhưng anh khẩn khoản mời. Sau cùng tôi đặt điều kiện với bà xã tôi: Có thể chúng mình nhận lời nhưng em phải hứa tuyệt đối không cho ai biết chúng mình là người Viêt Nam, ngoại trừ anh bạn em quen từ trước. Tiếng xấu lan mạnh lắm!! Anh không muốn người ta nhìn mình với đôi mắt ngờ vực. Đau đớn chưa ???!! Con Rồng Cháu Tiên với hơn 4000 năm văn hiến, ra ngoại quốc không dám để lộ tông tích mình.. Đó cũng là niềm đau khó tả. Trước khi chấm dứt bài tôi kể một nỗi đau nữa. Ngắn thôi. Nỗi đau ngắn... thứ năm Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu hẹn với Tổng thống Richard Nixon gặp nhau ỡ Midway để bàn về việc xin viện trợ,hay tiếp liệu gì đó.. Trên lý thuyết, hai máy bay sẽ tới cùng lúc để không ai phải chờ ai. Nhưng máy bay ông Nixon cố tình trễ mấy phút làm ông Thiệu và phái đoàn tùy tùng phải chờ dài cả cổ ra. Nixon đã chơi cha.( 4) Thiệu cay lắm. Chưa hết. Trong phòng họp, người Mỹ đã sắp xếp sao đó để ghế ông Nixon cao hơn ghế ông Thiệu độ 3 , 4 centimét. Nixon to lớn. Thiệu nhỏ bé. Bây giờ thì sự khác biết rõ như ban ngày. Trên nói với dưới. Đàn anh đang nói chuyện với đàn em. Thiệu như con gái ngồi phải cọc, nín khe, mặt mày xám ngoét. Lại thêm một nỗi đau ! Làm sao tả đây? Còn đâu sĩ diện quốc gia ? Bà xã tôi thấy tôi cứ thở vắn thở dài nên bà ấy lo lắm. Thế rồi nhân một lúc thấy tôi có vẻ cởi mở, bà ấy rủ rỉ: - Anh ạ, em thấy anh cứ bị dày vò bởi các nỗi đau của người khác. Cứ cái đà này, em sợ anh sẽ “ĐI” sớm. và vô tình Anh đã biến Em thành “ goá phụ cô đơn” . Em cần anh. Anh cần Em. Chúng mình cần nhau. Chúng mình đang sống hạnh phúc. Anh phải nghe Em. Nghe một lần thôi. Tôi lo lắng: -Ừ thì nghe. Xưa nay chẳng nghe là gì. Nhưng nghe gì đây?? Tôi ngạc nhiên hỏi lại. -Có gì đâu? vợ tôi đối đáp. Kẻ nào đội mũ lệch, người đó xấu. Ai làm gì, mặc kệ họ. Không dính líu gì đến mình. Còn riêng Anh, xin Anh hãy “ mũ ni che tai, chuyện ai chẳng biết.”Anh sẽ tìm được bình thản cho tâm hồn. Tôi gật gù tỏ vẻ thông cảm. Vợ tôi bề ngoài trông hiền lành, đôi khi đến ngây ngô. Nhưng bà ấy thâm thúy hơn là tôi tưởng. Có vậy mà tôi nghĩ không ra. Tôi bỗng phá lên cười: Được rồi, mai Em ra Wal-Mart, tìm mua ngay cho anh chiếc mũ ni, vừa che tai cho khỏi lạnh vừa đỡ phải nghe chuyện thị phi. Nhất cử lưỡng tiện !!!! Hà Hà.. Kim Mai Ghi chú (1) Hăng say : Việt Cộng sẽ viết là..hồ hỡi. Chắc có tên Bác Hồ! (2) Phải viết như vậy mới tả đúng ý nghĩ của Gorbachev lúc bấy giờ (3) L’insulte est parfois plus tolérable que l’indifférence. (De Gaulle) (4) Tôi tạm dịch là: Nixon jouer papa. Tôi ..bực mình Gepostet vor 4th February 2015 von Unknown Labels: Hà Mai Kim Phiếm luận |
Sài Gòn đầu đường cuối ngõ
|
VN- Gây quỹ cứu giúp lũ lụt và Nghị định 64]
Nghị định, thông tư và danh dự nhà nước21:46 | Posted by BVN1 Hoàng Hoành Sơn Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (1). Kèm theo những trích dẫn về Nghị định 64 trên đây là các công văn, điện khẩn cấm đoán các đoàn thiện nguyện trực tiếp cứu trợ dân vùng lũ đang gặp muôn vàn khó khăn cần cứu giúp, vì quy định đảng và nhà nước nó là như thế (2). Nên trong thực tế nhiều đoàn thiện nguyện đã phải chở hàng rời đi vì cán bộ địa phương không cho phân phát quà hàng tới tay người dân. Quyền được sống của người dân bị đảng và nhà nước xem thường tới mức không tổ chức nào được hỗ trợ dân vùng lũ ngoài đảng và các tổ chức của đảng (?!) Trong khi ở các nước phát triển, các tổ chức Phi Chính Phủ (NGOs) tự do hoạt động trong các công tác cứu trợ khẩn cấp; và những chương trình phát triển bền vững cho cộng đồng của họ đã có từ những thập niên 50 của thế kỷ trước (3). Các NGOs không bao giờ giao tiền vào tay chính phủ, mà chính họ sẽ giữ nguồn tiền để trực tiếp phân phối về các dự án do họ quản lý, điều hành. Chính quyền địa phương chỉ có chỉ định một phó chủ tịch tỉnh hoặc huyện để đại diện cho chương trình mà thôi. Nhờ thế mà mỗi năm tài khóa, các NGO này đã giúp hàng tỷ đô la cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam được hưởng cả trăm triệu đô để xóa đói giảm nghèo (4). Và số tiền này được đầu tư trực tiếp giúp nâng cao đời sống cộng đồng và đến tận tay người dân khi cần kíp. Các tổ chức này âm thầm làm việc; họ không phô trương cũng không hề quảng cáo trên báo đài để thu thêm bất cứ đồng nào của người dân trong nước; họ cũng không cần giấy chứng nhận hộ nghèo để rồi mới khởi đầu dự án trợ giúp. Nhưng công việc họ làm luôn có kế hoạch, chương trình, dự án và cách thực hiện hết sức cụ thể, hiệu quả và phân bổ nguồn lực chu đáo đúng theo lời cam kết và các giá trị tùy mỗi tổ chức. Các NGO ủng hộ triệt để quyền sống và phát triển của hết thảy mọi người, và tinh thần tương thân tương ái với nhau lúc nguy khốn. Những thiên tai nhân họa chợt đến khiến người dân đang sống an lành phải cần đến những cánh tay chìa ra cứu giúp ngay tức thời. Đây là lúc những gói đồ ăn, chai nước sạch cần được ưu tiên hàng đầu cho đồng bào giữa dòng nước lũ mênh mông không biết trông cậy vào đâu. Chờ đến khi giao tiền cho nhà nước, chuyển ngân sách phân bổ từ trung ương về địa phương, hết họp rồi bàn rồi tranh giành nguồn tiền thì dân đã kiệt sức mà chết. Dài dòng về các tổ chức phi chính phủ như thế để cho thấy cả guồng máy đảng và nhà nước cồng kềnh, đầy dẫy bộ – ban – nghành từ địa phương đến trung ương; đầy các hội đoàn ngồi không nhưng nhận lương ngân sách nhà nước hàng năm lên đến hơn 45 ngàn tỷ đồng/năm (5). Đấy là theo con số báo đảng tính giúp. Chứ con số thật phải cao hơn nhiều. Vậy mà chẳng có hội nào can đảm xông pha ra miền Trung hoặc có kế sách cắt giảm ít chục tỷ ngân sách giúp đồng bào. Họ chỉ biết ngồi bàn giấy ra công văn cấm đoán mặc cho nhân dân khốn đốn trong vùng rốn lũ. Vả lại tại sao lại có kiểu người đứng đầu đảng và nhà nước kêu gọi hỗ trợ đồng bào vũng lũ (6), đang khi cấp dưới lại ra công văn cấm các đoàn từ thiện tiếp cận địa phương nhận hàng hỗ trợ? Tại sao mỗi năm đến mùa lũ chả bao giờ thấy được sự trợ giúp thiết thực của đảng và nhà nước? Người dân chỉ có thể nhận được hỗ trợ của đảng trên tivi, nhận những bánh vẽ to ơi là to mà không bao giờ có thể ăn được hay ăn no. Và các quan chức địa phương ngồi đó chực chờ cướp tiền cứu trợ mỗi khi có người nổi tiếng nào huy động được nguồn tiền từ thiện khủng (7). Ngay cả 100 ngàn đô la Đại sứ quán Hoa Kỳ trao cho nhà nước hỗ trợ dân gặp lũ không hề được nghe nhắc đến sẽ có những hướng sử dụng cụ thể nguồn tiền này như thế nào (8). Và rồi VN đã hỗ trợ chính quyền TQ, dịp Covid-19, 500 ngàn đô la tiền vật tư thiết bị y tế, hội chữ thập đỏ hỗ trợ 100 ngàn đô (9). Sốt sắng giúp TQ như thế sao người dân miền Trung ruột thịt lại không được cắc bạc nào từ đảng và chính phủ? Người Việt Nam cần hiểu thêm về những khái niệm cứu trợ khẩn cấp và phát triển cộng đồng dài hạn, mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về Nhà nước đang điều hành đất nước. Bất cứ tổ chức tôn giáo hay tư nhân hoặc nhà nước nào đều có những nguồn thu nhất định. Họ cần có những kế hoạch chi tiêu hợp tình hợp lý và biết dành ra những khoản riêng dành cho những thời điểm nguy cấp cho tổ chức, cộng ty hoặc quốc gia tùy theo khu vực địa chính trị; chẳng hạn vùng dễ gặp hạn hán, ngập mặn, nhiều mưa bão, hay chịu lũ lụt. Cho nên phải có kế sách dài hạn và nguồn tiết kiệm để làm kho lương thực dự trữ, các nguồn hỗ trợ thiên tai, tiết kiệm cứu trợ khẩn cấp cho người dân dưới bất cứ hình thức nào. Không phải chờ đến khi nguy cấp mới đao to búa lớn rằng mở kho dự trữ quốc gia, gói hỗ trợ này, chi ngân sách nhà nước kia mà rốt cuộc người dân nghèo không bao giờ nhận được. Như đại dịch Covid-19 vừa qua với các gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đến được tay người dân như thế nào? Chỉ riêng việc hành hạ người nghèo đi chứng giấy xác nhận hộ nghèo ở chính quyền địa phương gây biết bao phiền toái; người nghèo cần hỗ trợ khẩn cấp không thể tiếp cận được nguồn tiền cần kíp trong cơn nguy cấp. Đến nay chỉ những gia đình có đảng hoặc có người thân làm công bộc tại địa phương là được nhận (10). Rồi tái xuất hiện những lá đơn theo kiểu: những người ăn xin, những bà cụ già thiếu ăn viết đơn xin không nhận gói hỗ trợ từ nhà nước để nhường cho người “nghèo” hơn (11). Đây là những chiêu trò khiến người dân mất hẳn niềm tin vào đảng và nhà nước. Trong cơn khốn khó mới biết ai thật tâm muốn giúp đỡ người hoạn nạn. Những kiểu chơi chiêu khiến đảng mất danh dự, mất niềm tin trong tâm hồn người dân. Nên không ai gởi tiền nhờ nhà nước đi cứu trợ thay là điều dễ hiểu. Vả lại việc cứu trợ là bổn phận của nhà nước. Nhân dân đóng thuế để nhà nước phải chi tiêu hợp lý và hỗ trợ người dân khi cần. Tại sao đảng viên cứ chực chờ đòi nắm lấy phần tiền bà con tin tưởng gởi cho Thủy Tiên chẳng hạn. Vì sao cứ đòi chuyển tiền từ thiện để Mặt trận tổ quốc và hội chữ thập đỏ, vốn nhiều tai tiếng và không có kinh nghiệm cứu trợ khẩn cấp, nắm giữ? Cơn lũ mấy tuần vừa qua hoành hành ở các tỉnh miền Trung từ cao nguyên xuống Quảng Nam, ra Huế, Quảng Trị, Quảng Bình khiến hơn 100 người chết. Hàng chục người mất tích. Tổn thất về nhà cửa, hoa màu và nguy cơ đói ăn, dịch bệnh vì vệ sinh môi trường kém sau khi lũ rút là rất cao. Phải nói đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia, vậy mà Quốc hội họp hành chỉ để tưởng niệm tướng Nguyễn Văn Man, đại biểu quốc hội, cùng các quân nhân; mà không hề có lời nhắc đến gần 100 dân thường thiệt mạng do thủy điện xả lũ vô trách nhiệm gia tăng cường độ cho dòng lũ. Tại sao như thế? Mạng sống đại biểu, đảng viên được xem trọng hơn người dân chăng? Sống mặc dân chết cũng mặc dân là phương châm của đảng và Quốc hội chăng? Đảng vẫn họp đại hội cờ xí rợp trời như bình thường; Quốc hội vẫn bàn luận tiêu tốn ngân sách mỗi ngày một tỷ đồng theo thường lệ như không hề có hoàn cảnh đau thương của người dân miền Trung tồn tại. Thêm vào đó là những công văn nghiêm cấm các đoàn thiện nguyện trực tiếp cứu trợ dân là sao? Để mặc dân đói để gây áp lực moi tiền từ thiện hay sao? Nguyên do tại sao dân không tin tưởng giao tiền cho nhà nước hoặc các UBMTTQVN, hoặc hội Liên hiệp phụ nữ hay UBND tỉnh, huyện, xã? Tại sao người dân chia sẻ tình thương với người dân vùng lũ qua những người đáng tin cậy để mang quà đến tận tay người dân lại bị cấm đoán? Chính người viết trong một dịp đi cứu trợ mùa lũ năm 2016, ở một xứ nghèo Quảng Bình đã gặp tình trạng: sau khi đoàn cứu trợ rời đi, chính quyền xã trực tiếp gọi loa phóng thanh bắt dân mang quà tiền cứu trợ lên nộp lại cho xã. Họ chỉ được nhận lại một phần tư giá trị số quà tặng. Thử hỏi ai còn dám tin tưởng chính quyền để mà giao trứng cho ác. 100 tỷ giao cho Thủy Tiên còn cơ may đến tận tay người cần hỗ trợ; nếu 100 tỷ đó giao vào tay chính quyền hoặc các tổ chức, hội đoàn nhà nước sẽ có bao nhiêu phần trăm đến được tay người dân; chưa kể đảng và chính quyền còn mượn hoa kính phật, gom luôn công đức từ tiền của các nhà từ thiện khắp nơi trở thành ân bác, ơn đảng, công cán bộ. Chúng còn được tính luôn vào số tiền đảng đã hô hào chi từ ngân sách v.v… và rốt cuộc đảng không bỏ ra đồng nào vẫn có tiếng và có miếng. Trở lại vấn đề danh dự, không cần các dư luận viên mượn mồm các đảng viên cách mạng lão thành kêu gào: rằng thì là hãy giao tiền cho đảng phân phát thay; nếu dân tin đảng, họ tự khắc góp tiền cho đảng đi cứu dân vùng lũ. Ở đây dân đã đúng, họ không dại gì giao đồng tiền mồ hôi nước mắt, đồng tiền mà họ phải bớt xén chi tiêu trong gia đình để san sẻ cùng đồng bào miền Trung, cho những kẻ ăn hại đái nát, những kẻ tham nhũng tàn phá tài nguyên rừng. Chính đảng và nhà nước quản lý yếu kém khiến tình trạng phá rừng xây biết bao đập thủy điện tàn phá môi trường, xả lũ khiến nước lụt tăng cao đổ thẳng về nơi dân cư đông đúc gây bao hậu quả khôn lường và năm nào cũng tái diễn cảnh này. Chính đảng và nhà nước giáo dưỡng biết bao kẻ thất nhân tâm luôn tìm mọi cách vinh thân phì gia; đại diện dân ở Quốc hội còn mua quốc tịch nước ngoài 70 tỷ, đảng giết cụ Lê Đình Kình, tuyên án tử hình hai con của cụ, bỏ tù người thân cụ như vụ Đồng Tâm; thủy điện, đảng quản lý xả lũ tàn hại dân v.v…thì làm sao đảng còn đủ danh dự để dân tin tưởng. Kẻ gây tai họa lại bắt người bị hại đưa thêm tiền cho hắn để giảm thiểu thiệt hại do hắn gây ra; và rồi nguồn tiền của những người từ tâm lại tiếp tục làm đầy túi những kẻ thủ ác, thử hỏi còn đất trời nào dung thứ? 45 năm qua, người dân cả nước đã mất niềm tin vào đảng cộng sản gian dối, đang dần hủy hoại đất nước này. Ngay cả Bộ trưởng Bộ TT và Truyền thông, vừa xuất bản sách “tự diễn biến, tự chuyển hóa” lại đi thẳng vào nhà tù do bản thân ngài bộ trưởng ấy cũng tự diễn biến, tự chuyển hóa (12). Tướng công an lẽ ra phải làm điều đúng đắn, ngăn cấm cờ bạc, lại đi bảo kê mạng đánh bạc ngàn tỷ; quân đội lẽ ra tập trung lo bảo vệ tổ quốc lại chuyên lo làm kinh tế, Viettel, thủy điện, ngân hàng quân đội .v.v… lo xây biệt phủ…thì thời gian đâu phác thảo kế hoạch chống ngoại xâm? Tòa án xử xét biết bao vụ án oan sai, tham nhũng bảo vệ những kẻ hối lộ; hai thiếu niên đói quá ăn cắp mấy ổ bánh mì đi tù gần năm (13); trong khi tham ô hàng chục ngàn tỷ như Tất Thành Cang chỉ bị phê bình vì hết thời hiệu xử lý (14). Vậy ai dám tin tưởng mà giao tiền cứu trợ dân nghèo miền Trung vào tay đảng giữ thay phát giúp? Lấy gì bảo đảm đảng viên lại không xén bớt hoặc chỉ phát cho nhà có công cách mạng vốn nhà cao cửa rộng. Hoặc chỉ phát cho con cháu trong gia đình? Dân xin đủ. Đảng đã cho dân nhiều bài học đau thương lắm rồi. Dân cả nước đã “sáng mắt sáng long” nên Thủy Tiên nhất hô là bá ứng ngay 100 tỷ. Đang khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước lên đài phát thanh, báo đài ủng hộ lan truyền hết cỡ cả nước vẫn chả có tỷ nào đáp lại lời kêu gọi tha thiết của ngài chủ – tổng. Chỉ riêng hai hình ảnh: – Hình ảnh cô Tiên lặn lội trong mưa gió giữa vùng lũ nguy hiểm trao quà tận tay người dân; thậm chí khi bị lừa 3 triệu đồng cô Tiên vẫn cố gắng lấy lại cho bằng được vì đó là tiền “niềm tin” dùng để cứu người gặp nạn (15). Kết quả hơn 100 tỷ được đóng góp vào tài khoản cô Tiên. – Hình ảnh cụ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đứng trong đại hội đường, sáng lòa ánh điện, ngập tràn cờ hoa kêu gọi người dân trong và ngoài nước đóng góp cứu trợ. Chỉ có các đảng viên vỗ tay hoan nghênh và ra công văn cấm tiệt các đoàn từ thiện, cũng như kêu gọi chuyển hết tiền để đảng lo. Hai hình ảnh đó đọng lại trong tôi và quý độc giả những gì? Và nếu muốn cứu dân vùng lũ, bạn sẽ chuyển tiền từ thiện cho ai, cô Tiên hay cụ Trọng? Tư liệu tham khảo: (4) http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060928111253/ns070731092928/view https://tintaynguyen.com/dak-lak-chu-tich-xa-bat-tay-truong-buon-an-chan-tien-ho-tro-han-han/610668/ (12) https://tuoitre.vn/cuu-bo-truong-truong-minh-tuan-bi-de-nghi-14-16-nam-tu-20191220092429825.htm H.H.S. |
Claude Monet, Họa sĩ Của Ánh Sáng
![]() 2019-08-16 : Nghề chơi cũng lắm công phu : Claude Monet, Họa sĩ Của Ánh Sáng Phan Văn Song « …. Nghề chơi cũng lắm công phu, Làng chơi ta phải biết cho đủ điều ... » Nguyễn Du. Kim Vân Kiều (câu 1202- 1203) - « Với Claude Monet, nước cũng cả là một sự sống động, có chiều sâu và là sự thật ! Nước, rung chuyển, xoáy thành giòng, rung động, nhịp nhàng quanh những chiếc thuyền con, bập bềnh cùng với những bụi lục bình xanh đầy hoa trắng. Nước chuyển mình, trãi dài thành những ao con gợn sóng dưới ngọn gió chiều. Nước kéo dài, bẻ gảy những cột bườm đang soi bóng, hòa trộn vào ánh sáng tò mò, len lỏi, soi rực những giọt nước đục ngầu – Chez Claude Monet, l’eau est vivante, profonde, vraie surtout. Elle clapote autour des barques avec des petits îlots verdâtres coupés de lueurs blanches. Elle s’étend en mares glauques qu’un souffle fait subitement frissonner, elle allonge les mâts qu’elle reflète en brisant leur image, elle a des teintes blafardes et ternes qui s’illuminent de clartés aigües » Émile Zola 1868. PVS dịch thoát Thằng con Cả của gia đình tôi, Cyril « Kongo » Phan, họa sĩ Đường Phố - Graffiti, được giới nghệ sĩ quốc tế gọi là Mister Colorful, Ông Mầu Sắc, vì hắn « chơi » mầu sắc rất độc đáo và đặc biệt, thường, thỉnh thoảng khi cha con gặp nhau, để gạt bỏ ngoài tai, những chuyện làm ăn hay thị phi ồn ào, để cần cha con thoải mái nói chuyện gia đình, riêng tư, tình tự, thường rủ tôi đi thăm Vườn Giverny, nơi có Museum Claude Monet. Giverny, xa Paris khoảng 75 cây số, trên một giờ lái xe, nơi xưa kia là tư thất của họa sĩ Claude Monet, nhưng nay là nhà triễn lãm thường trực của tất cả công trình nghệ thuật của danh họa Claude Monet, người cha đẻ của trường phái hội họa Ấn Tượng – Impressionnisme ! Con tôi rất mê Monet, vì ông là họa sĩ của Ánh Sáng ! Ông là ông thầy của cách chơi Ánh Sáng ! Ông có thể vẽ, chỉ một cảnh, chỉ một chủ đề, chỉ một góc độ nhìn, nhiều tranh khác nhau, với nhiều thời khắc khác nhau, với nhiều ánh sánh khác nhau, sáng trưa chiều, rạng đông, chạng vạng, hoàng hôn… Chỉ một cảnh vật, nhưng họa thành nhiều tranh với nhiều ánh sáng khác nhau … Thật đúng là triết lý của cuộc đời, cũng một con người … thời gian khác nhau, cái nhìn khác nhau, những con người khác nhau ! Bài học nghệ sĩ, bài học đời ! Đến Giverny, viếng mãnh vườn thật của ngày nay, xong, nhìn cũng mãnh vườn ấy qua những tranh đã được vẽ cách đây, trăm năm có lẽ, … cảnh tranh, cảnh thật… Hai cha con tôi, tuổi đời, cách nhau một phần tư thế kỷ ! Con tôi ngày nay, thằng tôi ngày xưa ! Tình tự về hội họa, tình tự chuyện đời như hai người bạn, hắn là tôi, tuổi trẻ, tôi là hắn tuổi già ? Một ngày thoải mái, một thoáng vô tư, thằng Cả tôi rửa cái đầu, quên công việc, hưởng cái đẹp, và tôi, tôi tìm lại thằng con thân yêu, không còn thằng nghệ sĩ bận bịu với nghề, với khách hàng, với cái hằng ngày … Một khoản khắc gia đình quý giá ! Quý bà con thân, quý thân hữu quý, Nếu có dịp, quý vị qua Pháp du lịch ! Nếu có dịp, quý vị lên Paris du lịch ! Hãy bỏ tý thời gian đi thăm Giverny ! Nếu quý vị không thích hội họa, quý vị sẽ thưởng thức mãnh vườn (rất á đông), vì mãnh vườn cũng được Monet, tạo để giúp công trình hội họa của Claude Monet. Claude Monet đã vẽ, chỉ riêng, cho giàn bông súng trên chiếc ao nhà, không biết bao nhiêu tranh, chỉ khác giờ, khác ánh sáng thôi ! ( Bộ tranh Nymphéas – Bông súng). Đáng để, quý bạn bỏ một ngày viếng thăm ! Mầu Đen không phải là một mầu sắc : Claude Monet, sanh ngày 14 tháng 11 năm 1840, tại số nhà 45, đường Lafitte, Paris, Pháp. Cha là Adophe Monet, mẹ là Louise-Justine Aubrée. Năm 1945, gia đình rời thủ đô Paris để dọn về Le Havre, thành phố cảng phía Bắc nước Pháp. Tuổi thơ, chàng học rất tầm thường, chỉ thích vẽ. Năm 1851, mới 11 tuổi, mà chàng đã bắt đầu vẽ những chân dung các thầy giáo, cô giáo của chàng và các nhơn vật chánh trị. Năm 1857, mất mẹ, chàng đành bỏ học, và về ở với bà dì Jeanne Lecadre. Bà Jeanne Lecadre lại là một họa sĩ tài tử, sống sung túc ở một biệt thự với một mãnh vườn khang trang, đẹp đẻ. Năm 1859, chàng gặp Eugène Boudin, một nhà báo chuyên nghiệp ngành hội họa. Và nhờ Eugène Boudin dẫn dắt, giới thiệu, chàng được đi vào, làm quen với giới tài tử hội họa, nhứt là với nhóm nghệ sĩ chuyên vẽ cảnh ngoài trời (Lúc bấy giờ, hội họa thường sáng tác trong xưởng, với người mẫu). Được bà dì giúp đở, chàng « lên » Paris, tập tửng vào nghề, bán vài bức hình vẽ - dessins - của chàng, la cà làm quen với các galeries – các phòng triễn lãm, lang thang nhập cuộc vào các buổi nhậu ở các quán bia - brasseries - bắt tay vào họa tranh – toiles, và bắt đầu triễn lãm – expositions. Tháng 4, năm 1861, 21 tuổi, chàng nhập ngũ, đi quân dịch, bị phái đi Algérie, phục vụ tại Trung đoàn 1, khinh binh Phi Châu - 1er régiment de chasseurs d’Afrique. Vì mắc bệnh thương hàn, nên chàng bị gởi trả về Pháp. Chàng về đến cảng Havre năm 1852. Nhờ bà dì ứng tiền bồi hoàn chánh phủ, nên chàng được giải ngũ sớm. Và ghi tên nhập trường Mỹ Thuật Hoàng gia Paris – École impériale des beaux-arts de Paris. Ở đấy, chàng học cùng với Sisley, Renoir (những tài danh về họa sau nầy) và đặc biệt chàng được hoạ sĩ Bazille rủ chia xưởng vẽ và sáng tác chung cho đến lúc Bazille mất. Năm chàng 26 tuổi, tiếng sét ái tình. Nàng, Camille Doncieux, nguyên là người mẫu của Manet và Renoir. Nàng nhận làm người mẫu cho chàng và chẳng chốc cùng nhau xây tổ uyên ương, năm 1870. Từ nay có gia đình, hai vợ chồng cần một cuộc sống ổn định ! Paris quá đắt đỏ, đời sống khó khăn, tranh chàng không bán chạy, bèn dọn nhà ra ở Argenteuil, ngoại ô Paris. Và cũng để dễ bán, từ nay, chàng không vẽ tranh khổ lớn nữa. Tình trạng gia đình càng khó khăn với những cơn bệnh của Camille. Năm 1879, sau khi đã đẻ cho chàng hai đứa con, nàng mất vì bệnh lao phổi. Claude Monet, được một gia đình một mạnh thường quân, ông bà Hoschedé, một kỷ nghệ gia ngành vãi, một người mê và sưu tập tranh của Claude Monet giúp đở. Và mời Claude và hai đứa con mồ côi mẹ về sống với gia đình họ gồm hai vợ chồng và 6 đứa con, ở Véneuil, gần Pontoise… (tất cả những địa danh nầy đều nằm ở ngoại ô của Paris). Năm 1881, ông chồng mất, bà vợ Alice và Claude bèn sống chung với nhau và dọn ra ở riêng ở Poissy. Cuộc tình hai người tạo một xì-căng-đan lớn ở Paris lúc bấy giờ ! Thế nhưng, tranh của Claude Monet lại gặp thời, bắt đầu có giá. Và tình hình kinh tế gia đình cũng theo đó mà khá hơn ! Các galeries - phòng triễn lãm, cạnh tranh trưng bày Claude Monet. Khách Pháp thích đã đành mà cả khách ngoại quốc nữa, đặc biệt khách bên kia bờ Đại Tây Dương. Năm 1883, hai vợ chồng cùng tám người con, tậu một căn nhà to rộng ở làng Giverny, một trang trại với một mãnh vườn rộng cả một hecta với cây ăn trái, và vườn hoa, cách Paris khoảng 70 cây số. Từ đây, Claude Monet có hẳn một mạng lưới người mê và chơi, sưu tầm – collectionneurs - tranh ấn tượng – impressionnistes – đặc biệt với khách hàng Huê Kỳ. Từ nay, Claude Monet đã thành danh, là một nghệ sĩ thành công với một cuộc sống ổn định! Alice và Claude có dịp chu du khắp thế giới. Dù thương vụ nghề bán tranh có khi trồi có khi sụt, nhưng cuộc đời của Alice và Claude từ nay, sung túc hẳn ra. Cho đến năm 1909, Alice đau nặng và mất vào tháng năm 1911. Năm sau, Claude Monet bị bệnh đục tinh thể mắt – cataracte – lòa dần. Phẩm chất tranh bị ảnh hưởng. Năm 1914, Claude mất người con trưởng, và năm 1919 Auguste Renoir người bạn thân. Từ nay, bước vào giá vẽ là một khó khăn, chàng quyết định xin mổ mắt, năm 1923, nhưng, sau đó, thị giác cũng không khá hơn. Ngày 5 tháng 12 năm 1926, Claude Monet mất, sau một cơn sốt sưng phổi do căn bệnh ung thư phổi. hoành hành. Ngày đám táng, Georges Clémenceau, Chủ tịch Quốc Hội (Chế độ nước Pháp dưới thời Đệ Tam Cộng Hòa là Đại nghị Chế – parlementaire. Chủ tịch Quốc Hội – Président du Conseil cũng là Chù tịch Chánh phủ – không có chức Thủ tướng). Georges Clémenceau, Chủ tịch Quốc Hội, thay tấm vãi đen phủ linh cửa Claude Monet bằng một tấm vãi nhung mầu xanh nhạt của hoa pervenche, mầu tím của hoa myosotis và mầu đỏ của hoa hortensia – une cretonne ancienne aux couleurs des pervenches, des myosotis et des hortensias ». « Không - ngài thốt lên - Với Monet không được dùng mầu Đen - Mầu Đen không phải là một mầu sắc – Non ! Pas de noir pour Monet ! Le Noir n’est pas une couleur ! ». Sau thánh lễ ở nhà thờ Sainte Radegonde, Monet được đưa về an nghĩ ở nghĩa trang Giverny. Từ căn nhà hạnh phúc đến một bảo tàng viện : Trang trại Giverny, cùng toàn bộ những tranh quý, cùng bộ sưu tầm tranh Nhựt bổn, cả gia tài được giao cho con trai là Michel hưởng và cai quản. Nhưng Michel, năm ấy đã 48 tuổi, quý phái, đẹp trai lại thích đi săn voi bên Phi Châu hơn là quản thủ gia tài của cha mình để lại. May thay, toàn thể Giverny, trang trại, vườn tược được anh làm vườn Lebret chăm sóc, cho đến ngày mất của Lebret – tháng 12 năm 1947. Cũng từ đó mãnh vườn bị bỏ hoang, thiên nhiên trở lại làm chủ. Và càng ngày càng bị hoang phế, khi Michel mất vì một tai nạn xe. Không người thừa tự, nên Michel, đã viết di chúc tặng toàn bộ cơ sở và gia tài mỹ thuật cho Viện Mỹ Thuật – Académie des Beaux-Arts. Viện Mỹ Thuật, gởi toàn bộ sưu tập tranh Nhựt Bổn và tranh của Claude Monet cho Viện Bảo Tàng Marmottan trong lúc chờ đợi, sửa sang. Nhưng làm lại từ cái mái căn nhà, đến sửa sang, sơn phết, trang điểm toàn bộ mãnh vườn, là cả một tốn kém. Như muối bỏ biển, làm bao nhiêu cũng không xuể. Năm 1977, Viện Mỹ Thuật giao cho Gérald Van der Kamp. Van der Kamp, với một ít phụ cấp chánh phủ, mở một chiến dịch bảo trợ. Tiền đến từ mọi nơi, nhiều nhứt ở Mỹ. Và trong nhiều năm, tổ chức một cuộc tân trang, tái phục hồi trang trại Monet. Mãnh vườn được thiết kế lại hoàn toàn, chiếu theo những hình ảnh của những bức tranh của Claude Monet. Bộ sưu tập Nhựt bổn từ nay, được treo, sang trọng, trang hoàng những bức tường của phòng khách, phòng ăn, phòng hút thuốc, y như thời sanh tiền của Claude Monet. Toàn thể trang trại Giverny, sở hữu của Claude Monet, nay đã hoàn toàn tân trang lại, là một Viện Bảo Tàng và mở cửa rước du khách dưới sự quản trị của Fondation Monet-Viện Monet ra đời năm 1980. Từ nay, cho đến đầu mùa Đông, mãnh vườn trăm hoa đua nở, với những loài hoa, loài thảo mộc, được đã được trình bày trên những tranh của Claude Monet. Và Monet cũng tâm sự rằng nhờ những loại hoa nầy mà Monet đã trở thành họa sĩ. Mãnh vườn với 25 ngàn gốc thảo mộc khác nhau, cùng căn nhà xinh xắn, cũng như xưa, với những mầu trắng xanh vàng, với những bức tường gắn carô sứ – carreaux de faïence - hay dán giấy mầu – papiers peints – từ nay hấp dẫn, sống động ! Mỗi Mùa Xuân đến, mang đến nửa triệu du khách, sắp hàng, chen lấn nhau hằng năm đến chiêm ngưởng cái căn nhà đầy hạnh phúc nầy đã bao nhiêu năm ru hồn chàng họa sĩ của những khoảng khắc - le peintre de l’éphémère – ông Thầy của Phái Ấn tượng – Le maître de l’Impressionnisme nầy ! Ấn Tượng : Ngàn Thu trong Tạm Bợ : L’Impressionnisme : Saisir l’Éternel dans le Transitoire : Cái tên « Impressionniste » do một anh bình luận hội họa của tờ nhựt trình « Charivari », năm 1874, dùng để chế ngạo bức tranh « Impression Soleil Levant - Cảm Xúc buổi Bình Minh » do chính Claude Monet vẽ hải cảng Le Havre nhìn qua của sổ phòng mình năm 1872. Nhà phê bình dùng từ « sự chế nhạo của trường phái ấn tượng – la dérision d’école impressionniste » để định nghĩa bức tranh nầy ! - Vào tên ấy chết luôn, biến thành tên chung của nhóm các nghệ sĩ trẻ cùng thời với Claude Monet, đang tìm cách cởi trói, phá luật, phá lệ, phá mọi ràng buôc của 4 thế kỷ luật lệ Hội họa. Và tất cả, đều từ nay biến thành những họa sĩ phái ấn tượng – les impressionnistes ! Dĩ nhiên là Monet, nhưng cũng là Manet, rồi Renoir, hay Berthe Morisot, hay Caillebotte hay Degas … Tất cả một lòng, xa lánh, vứt bỏ, phá lệ … Tất cả xa lánh, vứt bỏ cái hội họa cổ điển của các bực thầy, dùng … mầu đen, dùng mầu xám, để tạo bóng, để tạo cái tranh tối tranh sáng, để tạo chiều sâu,để tạo bóng tối, để tạo cái ẩn hiện … Tất cả xa lánh, vứt bỏ những luật lệ trộn mầu để vẽ những nhơn vật, để vẽ những hình ảnh, với nhiều chi tiết, như một bức hình chụp … Đối với họ, tranh là một cái gì, táo bạo, mầu sử dụng nguyên chất, dầy cộm, … Bỏ đi những nét vẽ sắc sảo, sao đúng sự thật, … Cái quan trọng là mầu và ánh sáng. Chẳng chốc các phòng triễn lãm, thời ấy, tẩy chay, ... cấm cửa, không nhận những anh chàng « tô mầu dốt đặc ngành hội họa nầy – ces barbouilleurs qui ne maîtrisent pas la peinture ».Thật vậy, với đám nghệ sĩ mới nầy, hội họa là một quan niệm trừu tượng, gồm ánh sáng và mầu sắc. Kỷ nghệ làm sơn trình sơn dưới dạng những ống sơn mầu đã mở cửa người nghệ sĩ. Từ nay, có thể vác gía vẽ ra đồng, ra ruộng để vẽ tranh bán, không cần phải ở trong xưởng vẽ nữa ! Giá vẽ lưu động, con người lưu động, cây cọ nhẹ nhàng nhảy múa, với những nét chấm phá, nhị nhàng, người nghệ sĩ không cần đi tìm một cái đúng, một cái thực, mà chỉ đi tìm cái động cái dnág, cái ảnh … Những hình, những dáng, những ảnh nhòe đi, nhảy múa… trong các khung đầy ánh sáng… Những nhơn vật, lẫn lộn, hòa trộn trong một không gian đầy ánh sáng, đầy mầu sắc… giòng nước, ánh sáng, mầu sắc không hòa trộn nhau mà đặt cạnh nhau đễ chính đôi mắt của người ngắm tranh hòa lẫn, trộn lẫn nhau… Các nghệ sĩ ấn tượng chơi mầu, chơi ánh sáng, táo bạo, ngoại lệ, lợi dụng khói, sương, nước và ánh sánh phản chiếu trong những vật ấy … Họ có thể ngồi hàng giờ, để rình bắt cho được một giọt nắng, một ánh mặt trời, thấp thoáng, le lói, phản chiếu … trong một khung cảnh rất bình thường, rất hằng ngày … Claude Monet, chẳng hạng, mê mẫn, có thể suốt một ngày, chỉ đi tìm một ánh nắng, một giọt sáng « có ý nghĩa – để đối thoại với tâm hồn chàng » … Nếu không tìm ra, chàng không ngần ngại, xóa bỏ, rửa sạch bức tranh bằng xà bông và vẽ lại … Chàng không muốn sao chép, hay chụp hình thiên nhiên, chàng muốn tả thiên nhiên qua cái nhìn, các xúc động của mình … chàng muốn thiên nhiên đối thoại với mình …. Để kết luận : Ngày nay, thị trường tranh của phái ấn tượng đang phá tất cả những giá cả trên thị trường. Vừa qua một bức « Bông súng - Nymphéas » được bán với giá 30 triệu euros. Mong sao các bảo tàng Viện Pháp đừng vì ham tiền, đem bán các tranh Ấn tượng … Hồi Nhơn Sơn, một Tháng Tám đầy nắng Phan Văn Song |
Chiếc Xế Một Thời
Pour les yersiniens ... nostalgiques de Saïgon Les dernières années de Saïgon Marabout PVS LY61 2019-08-09 : Những Cuộc Tình với Xế Hộp: Chiếc Xế Một Thời FORD MUSTANG Phan Văn Song « vanitas vanitatum omnia vanitas - vanité des vanités, tout est vanité. Kiêu căng của những kiêu căng, tất cả chỉ kiêu cang» L'Ecclésiaste – Sách truyền đạo 1.2 Thưa quý bà con, Thưa quý thân hữu, « Le Moi est haïssable – Cái Tôi đáng ghét ». Hôm nay lại để cái tôi kể chuyện, kể về cái thú mê xế hộp, với những chiếc xế một thời, mà thằng tôi mua chơi. Vanité - Kiêu căng, hợm mình, được Kinh thánh Việt Nam dịch là « hư không, tất cả là hư không », do đó, phải kết luận, rồi mọi chuyện, cuối cùng trở về, với hư không Vì vậy, xin phép quý bà con, quý thân hữu, vài hàng mạn phép, để « cái đáng ghét, cái thằng tôi » kể chuyện đời xưa với những thú vui, để chia sẻ, mua vui vài phút ! Mai nầy, buông tay xuống, trở về với hư không ! « Toutes choses ont leur temps, et tout passe sous le ciel, après le terme qui lui a été prescrit- Mọi sự gì cũng có thì tiết, mọi việc dưới trời đều có định kỳ » L'Ecclésiaste-Sách truyền đạo 3.1 Do đó « Chơi xuân kẻo hết xuân đi / Cái già xồng xộc nó thì tới nơi” như văn hào Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã dạy ta. Và cũng như thi hào Pháp Ronsard, lúc xưa, (1524-1585) đã khuyên người tình Hélène, trong bài thơ cho Hélène : « Hãy nghe tôi, hãy sống đi, Đừng chờ ngày mai, Hãy hái những hoa hồng ngày hôm nay - Vivez, si m'en croyez, n'attendez à demain : Cueillez dès aujourd'hui les roses de la vie. …. ». Vậy thì : Carpe Diem : Tánh tình thằng tôi lập dị, có lẽ hơi ngông, có những thú, đam mê hổng giống ai ! - Thuở nhỏ, tôi rất mơ xế hôp loại lạ, loại xế hộp hổng giống ai. Những Peugeot 404, Mercedes, … thiên hạ mê, tôi không thích. Thằng tôi lại thích xe do người Anh sản xuất ... Jaguar, Austin, Triumph ... ; và tôi cũng rất mê xe Huê kỳ, nhưng loại sedan 2 cửa, hay fastback … Oldsmobile Cutlass, Cadillac, Mustang ... ; còn nếu nói xe Pháp, tôi chọn xe xưa đời 50,60, hơn là thời bây giờ, nếu Đức tôi chọn BMW hơn Mercedes ; riêng xe Nhựt tôi thích Mitsubitchi, Honda, Subaru hơn là Toyota … Đó là sở thích không cắt nghĩa được ! - Ngày nay, già rồi, trái lại, tôi thích mua lại xe cũ, xe vứt của người khác, rồi nhờ bạn bè, dân biết làm máy giỏi tân trang lại … (vintage hay old timer hay young timer). Tôi hãnh diện đi xe cũ, sửa sang, tân trang làm máy lại, chạy ngon lành, hãnh diện với giá mua rẽ, nếu được cho không lại càng hãnh diện nữa … Từ 10 năm nay, bốn chiếc cuối cùng, tôi đều mua lại xe do bạn bè vứt đi ... ai cho xe gì tôi nhận cái ấy. Ngày nay, tôi còn hai chiếc. Năm 2017, chiếc Renault Clio đời 1997. Số là, từ ba năm nay, Paris cấm không cho chạy vào thành phố các xe quá cũ, sợ ô nhiễm. Xe Clio nầy, do người con trai anh bạn thân đã lâu, lượm được từ garage một người bạn già vứt bỏ, bỏ công trong nhiều tháng, tà tà tân trang, làm máy, phụ tùng hoàn toàn mới, cho cô vợ làm chưn đi làm ! Thế nhưng, khi sửa xong, thì vào lúc Paris ra lệnh cấm các xe cũ trước năm 1998 chạy vào thành phố ! Đành phải vứt sao ? Tình cờ đúng dịp, thằng tui lên Paris thăm bạn, nghe chuyện. Tôi đề nghị cháu bán lại - giá cả công trình tân trạng – thằng cháu chịu chơi, ngon lành, chỉ lấy lại tiền phụ tùng làm lại chìếc xe thôi, tiền công thằng cháu tặng chú! Xe đem về làng, chạy ngon lành từ hơn hai năm nay, bà xã dùng để đi chợ, một năm chạy chưa đầy 5 000 cây số. Và chiếc thứ hai là chiếc tôi đang xài. Cũng là gặp dịp ngon lành : Mitsubitchi Outlander máy 2 ngàn 400 phân khối, bốn bánh thường trực, 4x4, công suất 160 mã lực, uống xăng như uống nước, nay vì xăng lên giá, mắc quá, nên ông chủ người Pháp dân ngoại ô Paris bèn - qua một người quen giới thiệu - bán rẽ cho tôi – Tôi chịu tốn tí tiền, đổi nhiên liệu - cũng nhờ chổ quen biết - nên chi phí thay thế chỉ tốn 1500 € thôi, để ráp một bộ phận giúp xe từ nay chạy bằng khí của dầu hỏa GPL ( 7 cắt một lít, thay vì 1,5 € một lít xăng). Tổng cộng mua và sửa, tất cả là 3 500€. Đem về chạy ngon lành … Từ nay, các thành phố lớn như Poitier…. Hay Lyon, Bordeaux Toulouse Paris, gặp trời ô nhiểm bụi bậm cấm xe cũ vào ! Trái lại, xe tôi, chạy bằng khí trong sạch vào ngon ơ ! Chiếc xe sanh năm 2004 – tuy cũ, tuy đã 15 năm, nhưng nhờ anh chủ cũ, vì xăng mắc, vì quá to, nên sử dụng hà tiện do đó chỉ xài mới trên 100 ngàn cây số thôi !! Ngày nay, vợ chồng thằng tôi, người của thời cũ, đành dùng vật cũ ... les old timers together ! - Thuở thiếu thời, hồi sanh viên,ở Pháp, cũng đã mê xe lạ rồi. Đi một năm là chán, hể có dịp là đổi xe. Năm 1964 vừa ra trường đi làm, ngay Hè năm đầu 1965, sắm ngay chiếc xế đầu tiên là chiếc Panhard Tigre, hổng giống ai, máy flat-twin công suất 6 CV (giống Citroën 2CV, giống Porch, giống moto BMW) 6 chổ ngồi, để chở bạn bè đi chơi. Năm sau, chơi ngon hơn, nhưng ích kỷ, đi một chiếc Peugeot 203 mui trần 2 chổ ngồi. Gặp em Chantal, chịu chơi, thích xe Anh, hai đứa đổi sang xe sport, trẻ trung hơn Austin-Healey Spitre, với cặp đèn như cặp mắt ếch - frog eyes - mui trần … Ở Toulouse, lúc đó cũng độc nhứt vô nhị ! Hai năm sau, lấy nhau thằng Cả ra đời, bắt buộc từ nay phải hai xe, vì hai đứa làm hai ngã, giáo chức, em đi làm xa, thứ hai lái đi, thứ sáu lái về, em lựa chiếc Citroën 2 Ngựa, thằng tui đi làm gần, sáng đi chiều về đưa rước gởi con, nên chọn chiếc Renault 4 mã lực (để nhớ Taxi Sài gòn) Giáo chức nên phải sống bình dị, nhưng lỡ ngông rồi, tôi vẫn ngông ! Những năm cuối cùng từ cuối năm 1969 đến 1971 là năm làm luận án, trước khi về nước, nàng bán chiếc 2 Ngựa, mua chiếc Renault 4L mới toanh cáu cạnh, mình cũng chán chiếc 4CV bèn mua lại chiếc VW con Bọ Hung 1200 - Beetle – Coccinelle cũ của anh bạn. Đấy là hai chiếc xe cuối cùng của hai đứa trước khi về Việt Nam … - Khi mới về Sài gòn, bơ vơ của thuở ban đầu, tuy giáo chức Đại học đấy, nhưng lương ba đồng ba cọc chết đói, ở đậu nhà ba mẹ, phải mượn lại chiếc Vespa Pháp, guidon trần mua 10 năm trước, thời sanh viên trường thuốc, khi đi Pháp, để lại cho thằng em. Cuối tháng sáu năm 1972, An Lộc giải tỏa, thằng tôi giải ngũ, biệt phái trả về lại Trường Luật, Trường không xài, cho Ngân Hàng mượn. Nhờ được phép làm việc với Ngân Hàng, từ đó đời lên hương. - Lại thêm may mắn gặp quới nhơn, bạn hiền, bạn H. Vốn là dân mua bán xe, thấy tôi lanh lợi, nên rủ thằng tôi hùn hập mua xe cũ, tân trang, sơn sửa, chùi láng, bán lại kiếm lời. Thằng tôi, với cái chức vụ Giám Đốc ngân hàng, sẽ vừa sử dụng xe để đi làm, nhưng cũng là vừa để chưng hàng xe luôn, Sáng sáng ra Ngân hàng với xe cáu cạnh, sang trọng, láng coóng, xe đậu trước của Ngân hàng có anh giữ trật tự Ngân hàng trông nom, xem rất le lói ( có lúc đậu cả hai xe cho khách lựa chọn). Khách hàng ra vào, thấy ông giám đốc đi toàn xế xộp, le lói, nên khen, khoái, dòm ngó, nếu thích, hạp nhãn, hạp túi tiền, hỏi mua, được giá, thì mình bán, tiền lời mình chia với anh bạn chuyên nghiệp, sau khi trừ chi phí tân trang chùi bóng. Xe do anh bạn H. chuyên nghiệp tìm mua, sửa soạn, ra giá… bán xong anh bạn lại giúp bạn hàng làm thủ tục sang tên. Nói đến đây, nhớ mãi cái ơn, rất lớn, của bạn hiền đã giúp mình qua ải một thời và xin đôi lời tri ơn ! Bạn H. người anh em Không Quân (cựu Trung tá) pilot chịu chơi… dám giao xe, giao tài sản, vốn liếng, cho mình đi cả tháng ! Mình không bao giờ quên ơn bạn. Bạn nay, sau cơn hoạn nạn 10 năm tù đày, sau cơn stroke suýt chết năm xưa, hiện đang sống tuổi già hạnh phúc ở Bắc Cali! Thương nhớ Bạn hiền ! Thằng tui không bán các xe hiệu Âu Châu, các xe ấy, để bạn H. lo, thằng tui chỉ chuyên bán xe Huê Kỳ, tuy khó bán hơn … Chơn ướt chơn ráo mới vào nghề, mà bạn H. dám giao hẳn cho tui một chiếc gần như thường trực, làm cẳng, đi gần suốt cả nửa năm, một chiếc Oldsmobile Cutlass 442 máy 6.600 phân khối, công suất 450 mã lực, 1969 fastback 2 cửa. Giữ đến ra Tết 1973, mới bán được và lời bộn. Nói tóm lại, đời bán xe, từ khi gặp H. giữa tháng 8 năm 1972, đến cuối tháng 6 năm 1973 … gần suốt cả thời gian làm nghề ngân hàng, nhờ bạn giúp, thằng tui được, xài, lái được một lô xe cáu cạnh, ngon lành. Cá nhơn tôi thời gian ấy, sử dụng được 3 chiếc xế ngon lành nhớ đời, 2 xế Huê Kỳ và đặc biệt một xe Đức VW Beetle 1303S máy lạnh mà tôi mua lại hẳn của H, giữ cho bà xã đi một thời gian và cũng bán sau đó . Thế là suốt thời gian sống ở Việt Nam (1971-1980 – với 4 năm tù Việt Cộng ) vợ chồng chúng tôi chỉ còn giữ được một chiếc La Dalat mui vãi là lâu nhứt. Bà xã mua chiếc nầy, ngay sau ngày mất nước, năm 1975, để bả đi làm (Toà Đại sứ, Toà Lãnh sự Pháp) và giữ mãi đến giữa năm 1979, trên 4 năm, đến khi bả bị trục xuất. Không biết bả vứt cho ai. Riêng cá nhơn thằng tôi có chiếc nào bán chiếc ấy, kể cả chiếc Fiat 125 mang từ bên Pháp về - cũng nhờ bạn H... bán dùm. Thằng tôi, thật có phước, thời làm ngân hàng thì đi những xe của H. giao bán, sau qua làm BGI lại có xe hảng cung cấp với tài xế, nên suốt thời gian làm việc ở Sài gòn, trừ mấy tháng hồi mới về, hàn vi, làm việc Trường Luật và đi lính, phải lúc xe đạp, lúc Vespa, sau nầy từ khi vào nghề Ngân Hàng trở đi, lúc nào cũng có xế hộp ngon lành ... - Trở lại nghề bán xe (tài tử – a ma tơ). Có những loại xe Mỹ bán rất rất nhanh, như loại Chevrolet Impala, Bel Air... người Việt Nam và người Tàu rất thích… nhưng cá nhơn tôi lại không thích lắm vì 4 cửa… nên khi tôi nhận đi để bán, tôi không giữ lâu, hể được giá là tôi bán ngay ... Chỉ có ba chiếc tôi giữ rất lâu là một chiếc Mustang Fastback 1967, chiếc VW Con Bọ Hung - Beetle 1303S máy lạnh và dĩ nhiên chiếc Cutlass đầu tay … Qua tháng 7 năm 1973, vào làm BGI, vì có xe hảng và không có quyền lái xe nữa, nên thôi không phụ bán xe với bạn H. nữa, chỉ còn giữ chiếc VW, cho bà xã xài thôi ! Lý do chánh là Hảng BGI buộc các chủ sở và giám đốc phải dùng xe hảng, và phải có tài xế lái, nên tôi không còn dịp bán xe nữa. Mustang 67 Fastback : Hôm nay xin phép kể chiếc xế mà tôi, rất mê và giữ khá lâu để sử dụng riêng. Sau chiếc Cutlass, là chiếc Mustang 1967 Fastback máy V8 390 ci (cubic inches), công suất 320 mã lực … Tôi mê chiếc ấy kinh khủng, mê hơn chiếc Cutlass. Chiếc nầy với cái dáng Fastback, thoáng nhìn, mường tượng giống chiếc Mustang 68 của phim Bullitt… Mỗi ngày lái đi làm, Chúa Nhựt tôi chở bà xã và con đi chơi Vũng Tàu, bà con tụ tập, đến xem dòm ngó, mặc dù dân Sài gòn thời ấy rất quen thuộc xe Huê kỳ ! Tôi giữ trên hai tháng, mặc có hai anh khách người Hoa nài nĩ, mặc anh bạn cằn nhằn, tiền vốn bỏ ra chưa lấy lại được … mà sao tôi cứ ngâm tôm ! Cùng lúc, còn phải bán chiếc Mustang thứ hai nữa, tôi phải thay, hôm đi chiếc nầy, mai chiếc kia, ra sở để chưng hàng. Có hôm tôi đậu cả hai chiếc Mustang, chưng hàng, trước cửa Ngân Hàng, góc đại lộ Trần Hưng Đạo – đường Đồng Khánh –! Cuối cùng, một trong hai anh khách người Hoa hốt được, nhờ trả giá rất cao và còn hứa sẽ cho tôi mượn đi khi nào tôi thích. Còn chiếc Mustang thứ hai, thường hơn, cũ hơn, năm 65, 6 máy, coupé hardtop, nên dễ bán, – chưa đầy một tuần là xong ( dân Sài gòn thuở ấy sợ V8, chọn 6 máy vì V8 uống xăng khùng luôn!). Riêng chiếc VW Beetle 1303S, bà xã tôi quá mê, vì nó không lòe loẹt, nên tôi mua đứt hẳn của H. để làm quà tặng bà vợ vào dịp Tết 1974 và cũng bán vào đầu năm 1975. - Dĩ nhiên tất cả các xe ấy đều xe do người Mỹ sở hữu bán lại trước khi về nước, bảng số màu xanh, mua xong phải ra Quan Thuế để làm thủ tục Việt hóa. Hai chúng tôi, bạn tôi và thằng tôi, nhờ nhiều quen biết nên mượn được « số ẩn tế » cho các « xe riêng » của các cơ quan đặc biệt, chúng tôi « mượn » xài tạm cho những xe để bán nầy… Anh em ở Sài gòn quen biết nhau cả, nên cũng dễ chịu, làm lơ cho chúng tôi !. Đôi lời kể cùng quý bà con, thân hữu, những câu chuyện xưa, tào lao, của cái xứ Sài gòn tụi tui, gọi là giúp cho vui mùa Hè nóng bức nầy ! Nếu bà con nào không thích chuyện đời xưa. Mong quý vị tha thứ ! Ford Mustang : 55 tuổi ! 1964-2019, Ford Mustang được 55 tuổi ! Nhiều đời khác nhau, nhưng chỉ một phong độ ! Mustang từng đóng film. Ở Pháp với đạo diễn Claude Lelouche và tài tử Jean Louis Trintignant cùng Anouk Aimé và thành phố biển Deauville. Ở Mỹ với đạo diễn Peter Yates và tài tử Steve Mac Queen cùng Jacqueline Bisset và thành phố muôn thuở San Francisco ! Nhớ thuở ấy, nhớ thời ấy, và cuốn phim ấy, nhớ đời : Năm 1968, ngày 17 tháng 10, phim Bullitt ra mắt khán giả Huê Kỳ. Bullitt đặc biệt là một phim dành riêng cho những ai từng mê, từng ái mộ, tưng là fans của tài tử Steve Mac Queen và ... của xe Mustang. Sở dĩ ngày nay, người ta không quên phim Bullitt, ấy là nhờ tài diễn xuất của Steve Mac Queen và nhờ 10 phút hai xe đuổi rượt nhau trên đường phố đầy dốc, đầy « cua » của San Francisco ! Chiếc Mustang của Trung Úy Cảnh Sát Bullitt : Hai tài tử chánh của phim ... phải nhìn nhận, là ... chiếc Ford Mustang Fastback GT 390 mầu xanh lá cây (lam) sậm, mầu Highland Green, và chiếc Dodge Charger mầu đen. Với tiếng máy gầm rú, tiếng thắng rít khi bẻ « cua », và giàn bánh reo nhịp nhàng, cùng làn âm thanh của giàn nhạc của nghệ sĩ Lalo Schifrin, đã, ... trong vòng 10 phút đầy hồi hộp, đứng tim, nhắm mắt, nín thở, ... làm quên hẳn anh tài tử chánh « King of cool », … Steve Mac Queen ! Mà chính Steve Mac Queen cũng muốn như vậy ! Steve Mac Queen muốn những hình ảnh hai xe đuổi nhau, rượt nhau phải chạy thực sự, quay thực, diễn thực với phong cảnh thật, trong đường phố San Francisco thực sự, với các dốc, với các khúc quanh, với cái xe tramway muôn thuở điển hình của San Francisco ! Để diễn xuất, để quay phim, thực hiện, hảng phim Warner Bros mua đến hai chiếc Mustang giống nhau như đúc, đều cho sơn mầu xanh lam Highland Green. Hai chiếc mang hai biển số khung xe – chassis nối tiếp nhau 558 và 559, chuyện hi hữu ! Cà hai chiếc đều được đưa đến garage chuyên nghiệp hóa trang Max Balchowsky để sửa soạn xe thành xe chuyên môn, để quay những cảnh đua giựt gân. Đặt một khung đở đầu – arceau, trong lòng xe, thay một giàn nhúng cứng hơn và hộp số ngắn hơn… thể thao hơn ! Có lời đồn rằng hảng Ford cũng gởi đến hai chiếc Galaxie để làm xe « bọn du côn »… nhưng xe Galaxie quá nặng để « nhảy » trên những dốc ở San Francisco, nên hảng phim lựa sử dụng chiếc Dodge Charger V8 440 Magnum đen … Khế ước quảng cáo « cà chớn » sao đó ? không ai tuân thủ cả, Ford hình như không trả tiền đã hứa cho phim ? Do đó, để trả đủa, Steve Mac Queen, lột nhãn hiệu Ford trên chiếc Mustang số 558. Chiếc nầy, dùng để quay những pha nguy hiểm, gay cấn. Các pha ấy đều do tay tài tử chuyên nghiệp mạo hiểm, Bud Etkins lái (Steve không được lái những pha nguy hiểm nầy vì hảng bảo hiểm cấm). Sau cuốn phim, chiếc Mustang 558 được bán và mất tung tích trong vòng 40 năm, để rồi năm 2017, người ta tìm được cái xác rách nát, trong một nghĩa địa xe ở Mễ Tây Cơ. Riêng chiếc Mustang thứ hai, chiếc với số sườn 559, từ năm 1974, đã do Robert Kiernan làm chủ. Và Robert cũng từ chối không bán lại cho Steve Mac Queen khi Steve nài nĩ hỏi mua vài năm sau. Năm 2019, con trai Robert Kiernan hưởng gia tài ấy ! Mustang Bullitt 2019 vs Mustang Bullitt 1968: Và năm nay, 2019, Hảng Ford đang cho làm sống lại chiếc Mustang Bullitt. Những chiếc Mustang Bullitt 2019 nầy, ngoại hình sẽ y chang những chiếc Mustang 1968 của phim Bullitt. Mustang Bullitt 2019 ra đời để kỷ niệm 50 năm Mustang Bullitt 1968. Nhưng máy sẽ mạnh hơn, vọt hơn, và có và chi tiết tân thời hơn, nhờ kỹ thuật thông minh ... - Nầy nhé : Máy V8 5 ngàn phân khối, công suất 460 mã lực. Mạnh hơn là cái chắc. Cũng được sơn mầu xanh lam Highland Green. Mầu xanh rất Anh Quốc của Steve Mac Queen. Y chang như xưa ! Cũng như xưa, cũng như Mustang Bullitt 1968, không có thương hiệu Con Ngựa trên mỏm xe, cũng không có tên Mustang trên xe, mủi xe có một vòng sơn bao mạ trắng, và ở đuôi, cặp ống khói đôi trắng, hộp số sang bằng tay, với 6 số, với trên đầu cần số một trái banh Bi da trắng. Niền bánh xe đen, 19 inches, giàn thắng sơn đỏ, nệm bọc da có sưởi ấm vào mùa đông, và dĩ nhiên toàn xe có hệ thống máy lạnh, chiếc Mustang Bullitt 2019 thật sự là một xe hạng sang hoàn hảo. Một mẫu mầu đen Black Shadow cũng được ra đời, cho những ai lập dị khống muốn giống Bullitt ! Nhưng chắc khó bán ! Để kết luận : Xe không có gì để chê cả. Dáng Fastback với cái đuôi xuôi, lúc nào cũng đẹp. Cộng một lô phụ tùng siêu đẳng, giúp bạn thay đổi cách lái, từ lái hoàng tử, tà tà đi dạo - Catinat Sài gòn thời xưa hay bờ hồ Dalat, hay dọc Promenades des Anglais ở Nice... đến lái sport hung bạo, ào ạt, rít bánh lúc bẻ cua khi xuống đèo Prenn, hay khi dọc Côte d’Azur, từ Nice chạy về Monte Carlo ... tùy thời, tùy hứng – tùy tuổi của bạn ? Giàn âm thanh BetO với 12 loa sẽ ru hồn bạn, thoải mại du dương. Những đường may của ghế ngồi, đều tiệp cùng mầu với mầu thùng xe. Thương hiệu Bullitt cùng cả, trên cánh cửa, trên tay lái, không có tên Ford, cũng chẳng có hình Con Ngựa Mustang. Và giàn máy ? Giàn máy 2019 nầy khác hẳn chiếc 1968, Cũng V8 nhưng với 5 ngàn phân khối và 460 mã lực (so với 3900 phân khối và 450 mã lực của đời 1968). Hộp số tay 6 số, thay vì 4 số , … dịu dàng, dễ lái hơn. Với giá bán 54 900 euros, mắc hơn một chiếc Mustang thường ... cở chục ngàn euros. Nhưng, bạn sẽ là Steve Mac Queen, người hùng một thời …. Hồi Nhơn Sơn, tháng 8 Hè 2019 Phan Văn Song |
Mùa Hè nói dóc chuyện Cà Phê:
2019-08-02 : Mùa Hè nói dóc chuyện Cà Phê: Cà Phê Phan Văn Song Trời hồng hồng sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song. Cành mềm mềm gió ru êm. Lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên …Hè về - Hùng Lân (1922-1986)
Hè về ! Ở cái xứ Pháp của thằng tôi đang ở đậu, thiên hạ nói đến Hè là chỉ nói đến hai tháng : tháng 7 và tháng 8 thôi ! Phải, một trong những cái quyền của Con Người, cái Nhơn quyền đòi hỏi qua các cuộc đấu tranh đòi các quyền công dân và các quyền công nhơn, ... là được quyền nghỉ ngơi. Đấu tranh thành công nhứt của của chánh quyền xã hội 1936 Pháp là được nghỉ Hè ăn lương đầy đủ. Thuở ấy 2 tuần, ngày nay 5 tuần và làm việc chỉ 35 giờ một tuần … Hai tháng Hè, vì thời tiết nóng nực, nên phải cho thợ thuyền công nhơn nghỉ ăn lương đầy đủ - phải vacances, phải nghỉ Hè : 2 tháng cho các học sanh, sanh viên, - một cách bán tiếp các thầy giáo cũng 2 tháng luôn ! Dở lắm cũng 2 tuần cho các công nhơn (ba tuần còn lại để dành cho Mùa Đông hai tuần, và một tuần lai rai )… các dịch vụ cũng bắt chước theo luôn ! ... tiệm bánh mì đóng cửa – bánh mì là cần thiết, mà cũng vậy ( Việt Nam ta mua gạo, mỗi ngày nấu cơm, người Pháp, mỗi ngày phải đi mua bánh mì, bánh mì baguette không ai trữ cả, chỉ trữ bánh mì Mỹ, mềm, để khi ăn thì nướng thôi và thường dùng để ăn sáng) Các tiệm tạp hóa nhỏ cũng đóng cửa (tôi thích đi tiệm tạp hóa gần nhà hơn là lái xe ra siêu thị, chật chội ồn ào) … Hè về dân chúng cả xứ Pháp, cả âu châu thoải mái rời nhà đi nghỉ Hè … dắt nhau xuống biển, lên núi, về đồng quê, hay đi du lịch … Mà lạ lùng thay, ở Pháp, hể nói đi du lịch là phải đi thăm xứ lạ … nghĩa là ngoài xứ mình đang ở, chứ đi xuống biển hay đi lên núi, viếng đồng quê lái xe có khi cả 6/7 giờ không được gọi là khách du lịch - touriste mà là estivant – dân đi nghỉ hè (estivant do chữ été - hè) ! Mà các xứ lạ ở âu châu, gần gần giống nhau cả … cũng cây, cũng cỏ, cũng hồ nước xanh, danh lam đâu đâu cũng giống nhau, vật lạ đâu đâu cũng giống nhau… cá nhơn thằng tôi, có cái may mắn, chúa thương tuổi trẻ hay tuổi trung hay tuổi gần già và nay tuổi già, đều phải lang bạt giang hồ đi kiếm ăn, nên đi cùng cả xứ Âu Tây, từ Tây ba Nha – Ý đại Lợi cuối Nam Âu Châu đến xứ Scotland miền Bắc Âu châu, rồi Phi Châu, Trung Đông, hai ba xứ… Mỹ châu, Úc châu thì bà con bạn bè kéo gọi qua thăm viếng … nên ngày nay tuổi già, thằng tui, hơi ngại đi xa, du lịch … Vẫn biết đi máy bay một cái vù là xong, một giờ bay vượt không gian bằng một ngày lái xe, nhưng tại sao các thủ tục máy bay quá rườm rà ? Tại sao các phi trường sao quá lớn ? quá rộng ? Tại sao những cái valises, xách tay càng ngày càng quá nặng ?… Vẫn biết có xe đẩy, có xe lăn … có người phục vụ … Nhưng còn nước còn tát, ngồi xe cho người phục vụ, sao coi « kỳ quá »… xe đẩy, xe lăn ngày nay, rồi ngày mai ? Sẽ sắp tới xe hòm, 6 ngựa kéo, sáu người khiên … Thằng tôi tiếc còn quá nghèo, không có máy bay riêng, không có có người xách giỏ, xách valises dùm mình … nên quá sợ du lịch ! Ngày nay, còn thích tự lái xe tà tà đây đó. Nhà lên Paris người ta lái xe 3 tiếng rưởi, 4 tiếng, tôi lái đến 6 tiếng – cứ 1 giờ tôi nghỉ 15 phút, có khi tôi dừng lại ngủ trưa nữa - siesta ! Thôi hỏng nói cái tôi nữa. Có lẽ vì tôi bực mình với cái không khí lúc nào cũng gấp gáp của thế hệ ngày nay … ! Mấy năm gần đây, hè ở Pháp từ nóng nực nay vọt đến nóng bức, nóng đến chó « phải ngáp » « canicule » ! ( từ canicule của Pháp do từ canicula của Ý là chó con (canis của la tinh). Nhưng đó cũng là tên bình dân của tinh cầu Sirius, ngôi sao sáng nhứt của chùm sao Đại Cẩu – la constellation du Grand Chien. Sao Sirius mọc và lặn cùng Mặt Trời vào lúc trời nóng nhứt từ 22 tháng 7 đến 22 tháng 8, do đó các nhà khoa học dùng từ canicula để gọi những ngày nóng nhứt (thằng tôi PVS xin dịch thoáng thành « chó ngáp » ! Vì khi chó bị nóng qua, chó hả miệng, thè lưỡi để kiếm hơi gió !) Nói đến trời nóng, phải nói đến thức uống giải khát… Một trong những thức uống thường trực hằng ngày của thằng tôi là cà phê ! Cà phê, tôi uống suốt ngày, tôi pha một bình cở trên một lít, sáng pha tối hết, sáng sau pha bình mới ! Tôi không uống trà được, uống trà làm tôi không đã khát, … nếu tối, mà lỡ uống trà thì tôi mất ngủ, trái lại cà phê bửa tối làm tiêu hóa ngủ ngon… ăn cơm tối xong, tôi thường uống một tách expresso cho dễ tiêu hóa… Tuần nay, cũng trong tờ tuần báo Obs quen thuộc, có bài viết về gốc gác Cà phê, xin phỏng dịch và mắm muối việt hóa thêm với lời bàn Mao tôn Cương, gọi là chia sẻ cùng quý bà con thân hữu một câu chuyện dzui để tránh cái nóng « chó ngáp » của Mùa Hè năm nay !
A/ Cà phê : Từ thức uống đến quán Café - Cafetteria
Cà phê gốc Thổ Nhĩ Kỳ ?:
1669 ngày 04, tháng tám, cách đây chỉ thiếu hai ngày nữa là đúng 350 năm, Soliman Aga, - người mà theo truyền thuyết Pháp, là nhơn vật đã « nhập cảng » cà phê vào xứ Pháp - rời tàu đặt chơn xuống cảng Toulon, Vương quốc Pháp. Soliman Aga, đến Pháp với nhiệm vụ là sứ thần của ông Hoàng Mehmed IV của Thổ Nhĩ Kỳ. Thật vậy, Soliman Aga đến Pháp để trao một bức thư để giải tỏa một hiểu lầm giữa Pháp và Thổ. Thời ấy, dân Pháp đang bị mê hoặc bởi những mầu sắc và những phong tục huyền bí của Phương Đông đầy quyến rũ … Trên đường từ Toulon lên Paris, dân chúng đầy tò mò, mê hình lạ, cảnh lạ, người lạ, tụ tập suốt đường hành trình của phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ. suốt dọc bên đường, qua những thành phố lớn như Marseille, Aix, Lyon … dân chúng sắp hàng dài dài, ngắm xem phái đoàn ngoại giao đến từ Trung Đông! Hết ngắm nhìn, lại trầm trồ khen ngợi, nào xiêm y mầu sắc rực rỡ, nào áo mảo lạ, nào khăn vấn đầu – turban lạ mắt, nào áo choàng bằng hàng satin rực rỡ … nào những con chiến mã sặc sở, những ngựa kéo những cổ xe trang hoàng khác lạ... « les chevaux harnachés et caparaçonnés à la mode de leur Pays » ( Les Mémoires du chevalier d’Arvieux » éd de 1735 – Hồi ký của hiệp sĩ d’Arvieux xb năm 1735). Một thân hình vạm vỡ, lủng lẳng bên hông một thanh kiếm cong, dáng người hùng dũng, Soliman Aga cởi ngựa đi đầu đoàn. Với một khuôn mặt rạn nắng đen, với râu hàm rậm, dài nhưng chải chuốt, anh chàng đẹp trai, khoảng tuổi 50 nầy, đầy hấp dẫn, tạo hào hứng cho dân gian xứ Pháp… Ở mỗi nơi chàng và đoàn tùy tùng dừng chơn hay tạm nghỉ là những nơi tấp nập đầy người đến viếng thăm, và cuốn Hồi ký của hiệp sĩ d’Arvieux tả rõ, người viếng gồm cả hai phái cả nam lẫn nữ – « des deux sexes ». Mọi mọi cử chỉ của phái đoàn, đều được mọi người theo dõi « On le suivait à la promenade, on le voyait manger, prier Dieu – Người ta tò mò đi theo, xem khi họ đi dạo, khi họ ăn uống, cả khi họ cầu nguyện Chúa của họ », chàng hiệp sĩ d’Arvieux tiếp tục viết phóng sự, tỉ mỉ kể chuyện. Lai lịch thật sự của Cà phê:
- Thức uống chàng Soliman Aga mang đến từ Contantinople ? – thủ phủ bấy giờ của xứ Thổ – tên mới ngày nay là Istanbul. - Theo nhà đông phương học - l’orientaliste Jean Leclant, trích một nghiên cứu của Lefèvre d’Ormesson, năm 1951, cà phê được trình bày trong những tách nhỏ bằng sứ nhựt bổn, do những chú hầu bàn nô lệ đẹp trai, trẻ tuổi, trang diện trong những bộ quần áo đẹp của xứ Thổ – le café était servi dans des tasses en porcelaine fabriquées au Japon par des jeunes et beaux esclaves habillés d’un riche costume turc ». « Riêng đối với phái nữ, để làm bớt đắng, Soliman Aga, « một cách nhã nhặn, đầy ga lăng, đề nghị thêm đường – pousse la galanterie jusqu’à offir du sucre » ! - Và từ đó nảy ra truyền thuyết, và từ đó biến thành huyền thoại, với ít nhiều mắm muối - xin lỗi, với ít nhiều turban, ít nhiều áo choàng satin, ít nhiều trang sức, khi thì lọ bình bằng sứ Tàu, khi thì tách chén bằng sứ Nhựt … và cứ như thế tiếp tục được truyền tụng đến ngày nay. - Do đó, câu chuyện về Soliman, vẫn tiếp tục được thần thoại hóa, và công vụ ngoai giao của Soliman Aga hoàn toàn thành công. Chàng mang toàn bộ đồ nghề để quảng bá cà phê xứ Thổ của mình. Đặc biệt là giàn rang cà phê – le nécessaire pour la torréfaction… Và, nói tóm lại, « nghệ thuật chế biến và pha cà phê là một vũ khí ngoại giao của chàng » ! - Thế nhưng, nếu ngày nay cái huyền thoại cho rằng chính chàng Soliman Aga đã giúp cho cà phê được phổ biến ở Triều đình Pháp lúc bấy giờ, vẫn còn người tin. Thì sự thật là Cà Phê đã có mặt ở Pháp trước đó một thời gian rồi ! Nhà sử học và địa dư học Christian Grataloup nhắc ta như vậy ! Và nhắc ta cũng chớ quên rằng Vua Louis IV (trị vì 1643 -1715) không chờ đến Soliman Aga nhà ta ( 04/08/1669) để thưởng thức cà phê đâu nhé … ? « Nhà Vua đã biết uống cà phê trước năm 1669 rồi ! Sổ sách sở thu mua hàng hóa của sở lương thực hoàng gia đã chứng minh việc ấy ! Nhà Vua và gia đình thường dùng cà phê trước khi đi ngủ – Il en buvait bien avant 1669, les documents liés aux approvisionnements royaux en attestent. Il se le faisait servir dans ses petits appartements avant de se coucher, en famille et en privé » Mireille Jacotin, quản thủ Bảo tàng Viện Muceum dẫn chứng. Theo Bà, Nhà Vua ( xin nhắc lại, Louis XIV sanh 1638, trị vì 1643-1715) hay dùng cà phê khi đi xem những buổi diễn xuất hay trình diễn những chuyện đông phương rất thịnh hành thời ấy… thứ nhứt những buổi trình làng – ra mắt quảng cáo hàng mới nhập từ đông phương.
Buổi ban đầu bỡ ngỡ :
Vào những năm 1604, mọi hàng hóa, mọi thực phẩm đến từ Đông Phương đếu do cái hải cảng âu châu đầu tiên chuyên môn nhập cảng của lạ, và kể cả cà phê là Venise (Ý Đại Lợi). Tiếp theo đó là Marseille, « cửa ngõ của Đông phương – La porte de l’Orient » (của Pháp). Năm ấy là 1644, 25 năm trước thời Soliman Aga (1669). - Cà phê đã được dùng từ cuối thế kỷ thứ XV tại hai đế quốc Ba tư (Iran ngày nay) và Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) rồi. Những kiện hàng cà phê, và tất cả đồ nghề, cách rang, pha chế cà phê đầu tiên đã do nhà xuất nhập cảng Pierre de la Roque cho nhập bến Marseille từ Constantinople rồi ! Nhà xuất nhập cảng mở một tiệm (chưng bày) nhỏ nhỏ, rang pha chế cà phề cho vài bạn bè thưởng thức « Cái căn phòng nho nhỏ trang hoàng kiểu Thổ nhĩ kỳ, là cả một sự vật tạo sự hiếu kỳ, và những người được mời đến thưởng thức chất uống kỳ lạ nầy thường là những người bạn, từng đã du lịch đó đây, kiểu ông chủ tiệm la Roque, gần gủi thân thuộc với phong tục Đông Phương - Son petit cabinet à la turque, passait pour une vraie curiosité et le public invité à goûter le breuvage était composé de voyageurs amis comme la Roque, accoutumés aux usages du Levant » nhà Đông phương học Jean Leclant thuật lại. - Thật vậy, thuở ban đầu của cà phê, chất uống thịnh hành ngày nay, đầy bỡ ngỡ, do dự … Vài tay giang hồ đi lại quan biết với Đông phương, kéo theo vài bạn bè tò mò, tìm của lạ … vài nhóm thủy thủ các thuyền buôn, các thuyền giang hồ, vài tay lái buôn, vài tay thích của lạ, mạo hiểm, thưởng thức … thử cho biết … - Sau Marseille, đến Paris, môt nhà buôn khác, năm 1657, Jean de Thévenot, nhập từ Ai cập một kiện hàng hột cà phê, để làm quà bà con mình, dể bà con mình thưởng thức chất uống lạ ! Khác với trà, một thức uống Đông Phương khác được nhập cảng vào Âu Châu rất sớm từ Tàu, và đã được dân La mã ghiền gẩm rồi … thiên hạ thời ấy không biết gì về cà phê cả ! - Thiên hạ ngày nay, vẫn cho rằng gốc gác cà phê là ở Yémen, bán đảo À Rập. Lầm to ! Cà phê thật sự đến từ Ethiopie. Thế nhưng, sau khi đã đem các hột giống mọc hoang từ Ethiopie về, vào thế kỷ thứ XII, các hột nầy được thuần hóa, được rang, được giả nát thành bột. Đầu tiên là các thầy sư soufis ( Soufisme một nhánh của Đạo Hồi – dùng lên đồng để hành đạo) dùng cà phê để « phê » nhanh – entrée en transe – lên đồng nhanh (PVS phỏng dịch)…. Bắt đầu thế kỷ XIV, cà phê bắt đầu theo những giòng người đi hành hương la Mecque … và bắt đầu là thức uống thịnh hành của dân Hồi Giáo. Tiếng a rập gọi cà phê là qahwah ! Qahwah rất thịnh hành với dân Trung Đông từ đấy. Từ âm qahwah, của a rập ban đầu biến thành caouat, kawa, tiếng lóng của dân Pháp, rồi biến thành kaouê, kawé rồi biến thành café, coffee, Kaffié, Kaffee - cà phê, … đi khắp thế giới !
Thức Uống khích thích thế Rượu :
Istanbul, ngay năm 1554, hai chủ nhà hàng người Syriens mở một « quán cà phê » đầu tiên, nơi ấy, là nơi tụ tập, khách ngồi lâu, nhâm nhi ly cà phê, nói dóc, hút thuốc, chơi cờ… Thoạt đầu một tiệm, sau đó nhiều tiệm, các « quán cà phê » mở cửa suốt ngày, thay thế những nhà hàng, những tiệm ăn vặt, … Các tửu điếm ở xứ Hồi không có, vì Hồi Giáo cấm uống rượu … Sau Istanbul, phong trào « quán cà phê » lan tràn đến Cairo, Ai cập, rồi Tabriz, rồi Ispahan… chẳng chốc toàn các xứ Ả rập, xứ ảnh hưởng đạo Hồi ... Chỉ trong vòng chưa đầy một trăm năm, các tiệm cà phê mọc đầy đầt Trung Đông – En moins d’un siècle, le café s’était ainsi répandu dans tout le Moyen Orient » Alain Stella (Le Livre du Café-Flamarion – Viết về Càphê nhà sách Flammarion). - Và cứ thế, từ thành công nầy đến thành công khác Cà phê lên như diều gặp gió. Thoạt đầu dân buôn xứ Venise nhập cảng, càng ngày càng nhiều Qahwah - Café - Caffé – Coffee – Kahwê - từ Trung Đông. Dân Trung Đông và Arabe phải đi tìm tận Moka (Hải cảng El Mukkha Yémen trên Hồng Hải) và do đó cà phê càng cao giá khi đến Âu châu. - Và tại sao phải nhập cảng ? Tại sao mình không trồng lấy ? Âu châu thiếu chi thuộc địa ? Nhổ trộm cây làm giống ? Mua hột giống ? « ăn cắp » vài gốc, và hột giống thoạt đầu ở Moka, dân Hoà lan đem trồng thử ở đảo Java, Batavia, thuộc địa mình. (Indonesia ngày nay). Và thành công ! Cà phê Hòa lan vượt cà phê Moka … trên thị trường tiêu thụ ! - Và từ đó, từ ăn cắp nầy đến ăn cắp khác, các hột giống, các cây giống, các nhánh giống đem trồng thử khắp mọi nơi. Chẳng chốc Moka tiêu tùng, Hòa lan lên hàng số một. Rồi các nhánh, các cây, các hột giống của Hòa Lan cũng được đưa đi trồng mọi nơi ! - Từ giống phát sanh từ xứ ả rạp arabica … « lang thang cắm dùi » khác nơi, từ xứ sa mạc cát nóng chạy qua trồng xứ nhiệt đới lại hạp phong thổ hơn, rồi lai giống thành giống robusta. … Thoạt đầu từ Indonesia của Hòa Lan nhập đất Pháp, vào đảo Réunion thuộc Pháp, từ Réunion chu du qua Việt Nam ( cũng thuộc Pháp lúc bấy giờ). Đây là giang sơn cafê phương Đông. Riêng về Phương Tây, Nam Mỹ. Thoạt đầu ca phê được Hòa Lan trồng ở Surinam thuộc Hòa Lan, một anh láng giềng người Pháp đẹp trai, ve vãn bà chủ đồn điền người Hòa Lan ăn cắp hột giống đem về Guyane thuộc Pháp trồng quanh vùng Cayenne ( huyền thoại El Gringo). Đầu thế kỷ 20, lại một chuyện tình khác, cũng một gringo khác, người Bồ Đào Nha ve được một cô chủ đồn điền, người Pháp ở Guyane, ăn cắp cây giống cà phê Cayenne, đem về Brazil trồng. Ngày nay Brazil đệ nhứt xuất cảng cà phê trên thế giới.
Kết luận :
Cà phê là ma túy ! Có người ghiền ! Có người mê ! Cà phê mê hoặc lòng người ! Có người Phê với Cà Phê ! Quên sao cái thuở, mới lớn, thời sanh viên Sài gòn, … một chiều mưa gió lạnh, ngồi quán cóc ... chờ em, với một điếu Bastos, mơ màng ngồi ngắm những giọt cà phê phin rơi đều, trên đáy cái ly trong… Cà phê đen đậm, uống không đường, nhâm nhi vị đắng, cùng điếu Bastos xanh đậm đà … buổi chiều chạng vạng, ngoài đường trời mưa gió, trong quán một mình … ngồi chờ em ... nhưng em không đến ! Vì em, nói theo Tây, nhưng ta dịch - là cho ta ăn thịt thỏ – M’a posé un lapin ! Em không đến thăm anh vì trời mưa… Vị đắng Bastos hòa vị đắng ca phê tại một quán cóc. Nhớ đời, 60 năm sau còn nhớ ! Nhớ Sài gòn da diết ! Nhớ trời gió, mưa lạnh, nhớ điếu Bastos xanh, nhớ ly cà phê phin bây giờ không tìm được. Nhớ chờ một em ! Nhưng ai ? Nostalgie quand tu nous tient !
B/ Cách pha cà phê , và uống cà phê:
Cách Đông phương : Nếu ở Thổ Nhĩ Kỳ thì nói Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ gọi Cà phê Thổ – Café Turc và nếu qua Hy Lạp nên gọi là ca phê Hy Lạp Cà Phê Hy lạp. Cả hai đều là ca phê pha kiểu đông phương – orientale – PVS tạm dịch là cà phê luộc, hoặc cà phê nấu sôi. Cà phế vớ ở Sài gòn thuở xưa cũng nấu cái kiểu ấy. Là cho cà phê vào nước và nấu sôi. Cà phê với các chú chệt Sài gòn Chợ lớn hồi xưa nhờ cái vớ hay hay cái vợt không để xác cà phê trộn vào nước. Còn Cà phê turc hay grec đều có xác cà phê trong cái tách. Trong một cái nồi nhỏ – tên là cezve, hay ibrik ( turc), hay briki (grec)… Một cái nồi với một cái cán rất dài, chế muổng « cà phê » loại cà phê « đông phương » - được xay rất nhuyển. Thêm đường, Thêm nước (một tách nước cho một muổng cà phê). Trộn đều, đun sôi, Khi bắt đầu sôi, tắt lửa ngay, không để được trào… Lập lại, tất cả hai lần. Chế ra tách. Chờ cho bột cà phê lắng xuống, thưởng thức. Uống chậm, nhẹ nhàng, không thì ăn xác cà phê ! Il y a autant à boire qu’à manger. Vừa đủ cả uống lẫn ăn ! Người viết đã thưởng thức. Tại Istambul. Không đã, vì quá ngọt ! Và qua hấp tấp, uống cả xác cà phê. Không phải vị mình … Cà phê phin : Quý vị biết rồi. Hạp vị Việt Nam Cà phê piston, ép :. Expresso – Thường uống ở các tiệm cà phê. Quý bạn biết cả, ngày nay, thông dụng là máy expresso mua về nhà. Đủ vị, đủ kiểu, sáng, trưa, chiều tối. Đậm nhạt thơm ngon tuỳ lựa chọn ! Cà phê Ý : Rất gắt. Đặc biệt chỉ ở Ý. Uống để phê, chứ không đã khát … Cái nồi ngồi cái cốc Không hạp với cá nhơn thằng tui .. . Uống để nhớ. Chỉ có ở những quán người Việt ở Mỹ Và cà phê Vớ Cà phê không ngon, vì nấu caphê chứ chằng lọc, chẳng ép, gì cả. Cuối cùng Café instantanné : Và là cà phê bột trộn nước sôi. Bột cà phê, một muổng hai muổng, tùy đâm lợt… Nước sôi vừa sôi. Trộn đều, uống. Sáng trưa chiều tối. Sáng đậm tối lợt… Sáng cộng điếu thuốc, tối cộng điếu thuốc… nghe vợ rầy, bác sĩ la, con cằn nhằn … Ra đi là vừa !
C : Các loại cà phê :
Arabica : Đây là loại cà phê thông dụng nhứt thế giới. Trồng ở độ cao 600 trở lên đến 2000 thước. Tên họ « Coffea Arabica » Ít chất caféine hơn các cà phê khác. Vị nhẹ Robusta : Gốc gác từ Đông Phi Châu, Brazil-Ba Tây – Indonesia. Tên là « Coffea Canephora » Được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Không cần ở độ cao lắm dưới 600 thước. Vị đậm gắt, vì chứa nhiều caféine – chất cà phê ! Thằng tui không quen, không thích… quá đắng, vì tôi uống không đường ! Moka d’Éthiopie : Trồng ở độ cao khoảng 1200 thước ở Éthiopie, rất ít caféine. Cà phê hoàn toàn 100 % arabica nguyên thủy. Kính chúc quý bà con thân hữu thưởng thức những ly cà phề đậm đà thân quý Hồi Nhơn Sơn, Hè 2019 Phan Văn Song
|
1-10 of 153